Nội dung chính
  • 1. Gãy xương ảnh hưởng như nào? Nguyên nhân gây tổn thương đến xương?
  • 2. Tiến triển của gãy xương: từ khi bị gãy đến liền xương tiến triển qua 4 giai đoạn
  • 3. Biến chứng gãy xương
  • 4. Chăm sóc và kỹ thuật phục hồi chức năng cho người gãy xương
Nội dung chính
  • 1. Gãy xương ảnh hưởng như nào? Nguyên nhân gây tổn thương đến xương?
  • 2. Tiến triển của gãy xương: từ khi bị gãy đến liền xương tiến triển qua 4 giai đoạn
  • 3. Biến chứng gãy xương
  • 4. Chăm sóc và kỹ thuật phục hồi chức năng cho người gãy xương
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Các phương pháp vận động phục hồi đối với một số trường hợp người bệnh sau gãy xương

Sau quá trình điều trị gãy xương, người bệnh đa phần sẽ gặp dấu hiệu của phù nề bàn chân hoăc bàn tay trong thời gian dài. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là sự kém lưu thông của máu và dịch, lâu dần sẽ giảm và hết trong khoảng vài tháng đến vài năm. Nhưng để tránh gặp phải những triệu chứng trên và phòng ngừa thương tật thứ cấp thì người bệnh nên được sớm phục hồi chức năng để cải thiện tình trạng vận động về trạng thái vốn có. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Nội dung chính
  • 1. Gãy xương ảnh hưởng như nào? Nguyên nhân gây tổn thương đến xương?
  • 2. Tiến triển của gãy xương: từ khi bị gãy đến liền xương tiến triển qua 4 giai đoạn
  • 3. Biến chứng gãy xương
  • 4. Chăm sóc và kỹ thuật phục hồi chức năng cho người gãy xương

 

1. Gãy xương ảnh hưởng như nào? Nguyên nhân gây tổn thương đến xương?

Gãy xương là loại tổn thương ảnh hưởng tới sự toàn vẹn của xương.

Gãy xương là loại tổn thương ảnh hưởng tới sự toàn vẹn của xương. 

Nguyên nhân gây tổn thương đến xương

- Do chấn thương: tai nạn lao động, giao thông, sinh hoạt... 

- Do bệnh lý: viêm xương tuỷ, lao xương, ung thư xương, loãng xương

- Do bẩm sinh. 

2. Tiến triển của gãy xương: từ khi bị gãy đến liền xương tiến triển qua 4 giai đoạn

- Giai đoạn tụ máu xảy ra trong 7-10 ngày đầu sau gãy xương.

- Giai đoạn can liên kết: các tế bào xâm nhập vào khối máu tụ tạo thành một lưới tổ chức liên kết 2 tuần sau gãy xương.

- Giai đoạn can nguyên phát: Sau 3-4 tuần muối vôi lắng đọng dần trên can liên kết tại thành,

- Giai đoạn can vĩnh viễn: màng xương, ống tủy được thành lập lại nguyên vẹn. Sau 8-10 tháng ổ gãy sẽ được liền tốt. 

3. Biến chứng gãy xương

Teo cơ, các bệnh nhân bất động để liên xương đều có teo cơ.

Các biến chứng thường gặp: 

  • Teo cơ, các bệnh nhân bất động để liên xương đều có teo cơ. 
  • Co rút cơ hay gặp sau khi tháo bột cho bệnh nhân gãy xương . 
  • Hạn chế tầm vận động khớp: Do co rút cơ, do kết dính tại khớp. 
  • Hội chứng Sudeck: đau, sưng nề hoặc teo tổ chức vùng chi gãy. 
  • Khó khăn di chuyển: do gãy chân bất động bằng bột hoặc phẫu thuật. 
  • Khó khăn sinh hoạt: do gãy tay làm hạn chế khả năng vận động của tay. 

Các biến chứng muộn: 

  • Khớp giả: đo can không kín hình thành khán giả. (6 tháng).
  • Lệch trục chi ảnh hưởng tới chức năng vận động. 
  • Xương châm liên qua thời gian trung bình để liền xương, xương vẫn chưa thêm chắc. 
  • Viêm xương do bị nhiễm khuẩn làm viêm xương.

4. Chăm sóc và kỹ thuật phục hồi chức năng cho người gãy xương

Chăm sóc và kỹ thuật phục hồi chức năng cho người gãy xương

a. Trường hợp gãy xương trước bát bột, phẫu thuật

Các trường hợp chỉ sưng to nên cho bệnh nhân vào nằm viện chở bớt sưng mới thực hiện được kéo nắn bó bột hay phẫu thuật. Thời gian này kéo dài 2-4 ngày. Lúc này cần:

- Đặt chi gây lên cao để tuần hoàn máu lưu thông dễ hơn. 

- Chườm lạnh: giúp co mạch, giảm sưng, giảm đau.

- Co cơ tĩnh nhẹ nhàng các cơ vùng chi gay dưới gương đau giúp làm tan máu tụ, ngừa kết dính ở cơ khớp, cải thiện tuần hoàn làm giảm sưng. 

b. Trường hợp bó bột hoặc kéo tạ sau kéo nắn chỉnh hình

Mục đích phục hồi chức năng

  • Giảm sưng cải thiện tuần hoàn chi gãy. 
  • Giảm đau.
  • Phòng ngừa teo cơ, co rút cơ, cứng khớp.  
  • Phục hồi chức năng sinh hoạt, di chuyển. 

Phương pháp phục hồi chức năng:

- Giảm sưng cải thiện tuần hoàn chi gây: đặt chỉ gây lên cao. 

- Cố định chi gãy bằng bột.

- Phòng ngừa teo cơ, co rút cơ, cứng khớp: tập mạnh chỉ lành bằng ta, lò xo, dây chun... Tập co cơ tĩnh trong bột đối với chi gãy. 

- Phục hồi chức năng sinh hoạt di chuyển:

  • Kỹ thuật mặc, cởi quần áo, ăn uống, vệ sinh cá nhân. 
  • Di chuyển bằng nạng, gậy với kỹ thuật tăng dần chịu sức nặng trên chi gãy.

c. Phục hồi chức năng sau tháo bột

Mục đích phục hồi chức năng: 

  • Cải thiện tuần hoàn, điều trị hội chứng Sudeck.
  • Phục hồi cơ teo vùng chi bị gãy. 
  • Kéo dãn cơ vùng chi bỏ bột bị co rút - Gia tăng tầm vận động khớp. 
  • Phục hồi chức năng sinh hoạt, di chuyển.

Phương pháp phục hồi chức năng: 

- Điều trị hội chứng Sudeck:

  • Làm ấm vùng chỉ có rối loạn tuần hoàn bằng chườm nước ấm, chiếu hồng ngoại, bó parapin. Thời gian 10-15 phút / lần, ngày 2-3 lần.
  • Xoa bóp vùng chi có hội chứng sudeck ngày 2-3 lần.
  • Thể dục điện vùng cơ teo yếu ngày một lần 10 phút.
  • Tập mạnh các cơ teo yếu bằng ta, lò xo.
  • Siêu âm, sóng ngắn điều trị vào vùng có hội chứng Sudeck. - 

- Kéo dãn cơ vùng bó bột bị co rút các cơ hay bị co rút như cơ tứ đầu đùi, cơ nhị đầu cánh tay, gân Asin... Thực hiện kỹ thuật giữ nghỉ hoặc co nghỉ.

- Tập gia tăng tầm vận động khớp bằng kỹ thuật vận động chủ động trợ giúp dưới ngưỡng đau.

- Phục hồi chức năng sinh hoạt tập luyện các chức năng qua các hoạt động trị liệu.

- Phục hồi chức năng di chuyển: huấn luyện đi đứng, sửa dáng đi sâu. 

d. Phục hồi chức năng sau phẫu thuật mổ gãy xương: sau mổ cần phục hồi ngay.

Mục đích phục hồi:

  • Giảm sưng nề. 
  • Ngừa biến chứng phổi.
  • Ngừa teo cơ, cứng khớp
  • Phục hồi chức năng di chuyển, sinh hoạt.

Phương pháp phục hồi chức năng

- Giảm sưng nề:

  • Đặt tư thế cao kết hợp vận động các cơ ở ngọn chi và co cơ tĩnh vùng chi mổ.

- Ngừa biến chứng phổi; ngồi dậy sớm sau mổ, tập hít thở sâu, khạc đờm dãi tăng tiết làm sạch đường hô hấp. 

- Ngừa teo cơ, cứng khớp:

  • Vận động tập mạnh các chi lành.
  • Tập nhẹ nhàng dưới ngưỡng dau chi bệnh. 

- Phục hồi chức năng di chuyển, sinh hoạt: hướng dẫn tập đi bằng nạng tăng dần chịu sức nặng trên chi gãy.

Điều cần thiết phải làm cho người bệnh trong quá trình điều trị là theo y lệnh của bác sĩ tiến hành phục hồi chức năng sớm để có thể ngăn ngừa tối đa các thương tật thứ cấp có thể xảy ra và cải thiện phần nào tình trạng chức năng của cơ thể. Ngoài ra, cần có sự hướng dẫn và giúp đỡ phối hợp của gia đình trong quá trình luyện tập để mức hiệu quả đạt được tối đa.

Bạn có thể tham khảo danh sách các bác sĩ chuyên khoa phục hồi chức năng tốt tại Hà Nội, để chủ động đặt lịch trước với cơ sở y tế, được tiếp đón ưu tiên và nhắc nhở khi đã đặt lịch khám.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 26/10/2021 - Cập nhật 26/10/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Sự khác nhau giữa bệnh chậm phát triển trí tuệ và bệnh tâm...

Sự khác nhau giữa bệnh chậm phát triển trí tuệ và bệnh tâm...

Chậm phát triển trí tuệ và bệnh tâm thần nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến người bệnh trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.Phát hiện sớm...

28/10/2021

2769 Lượt xem

5 Phút đọc

Tai biến mạch máu nào: cách đặt tư thế, lăn trở người bệnh...

Tai biến mạch máu nào: cách đặt tư thế, lăn trở người bệnh...

Sau khi mắc tai biến mạch máu não, đối với những hoạt động nhỏ nhất cũng trở nên khó khăn với người bệnh. Phục hồi chức năng giúp cho người bệnh có khả năng và ...

28/10/2021

2796 Lượt xem

4 Phút đọc

Phục hồi chức năng cho người bệnh sau tai biến mạch não...

Phục hồi chức năng cho người bệnh sau tai biến mạch não...

Người mắc tai biến mạch máu não nên được tiến hành phục hồi chức năng sớm để tránh những hậu quả nặng nề của bệnh mang lại. Dưới đây là những lưu ý trong phục...

28/10/2021

1174 Lượt xem

7 Phút đọc

Hậu quả sau giai đoạn cấp của tai biến mạch máu não, bạn đã ...

Hậu quả sau giai đoạn cấp của tai biến mạch máu não, bạn đã ...

Tai biến mạch máu não- căn bệnh không phải là cái tên xa lạ. Hiện nay, tai biến mạch máu não là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 3 sau bệnh ung thư, tim...

27/10/2021

2356 Lượt xem

7 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG