Nội dung chính
  • 1. Cần làm xét nghiệm gì khi nghi ngờ sỏi tiết niệu?
  • 2. Các xét nghiệm máu và nước tiểu nào cần làm khi nghi ngờ có sỏi tiết niệu?
  • 3. Trên phim Xquang không thấy sỏi thì chắc chắn không có sỏi là đúng hay sai?
  • 4. Bệnh nhân cần lưu ý những gì khi chụp Xquang để chẩn đoán sỏi tiết niệu?
  • 5. Siêu âm hệ tiết niệu có chẩn đoán được chính xác tất cả các trường hợp có sỏi hay không?
  • 6. Bệnh nhân cần lưu ý những gì trước khi làm siêu âm để chẩn đoán sỏi tiết niệu?
  • 7. Chụp cắt lớp vi tính để chẩn đoán sỏi trong trường hợp nào? Có nguy hiểm không?
  • 8. Chụp UIV là gì? Có những lưu ý gì đối với bệnh nhân?
  • 9. Nội soi bàng quang là gì? Khi nào cần thực hiện?
Nội dung chính
  • 1. Cần làm xét nghiệm gì khi nghi ngờ sỏi tiết niệu?
  • 2. Các xét nghiệm máu và nước tiểu nào cần làm khi nghi ngờ có sỏi tiết niệu?
  • 3. Trên phim Xquang không thấy sỏi thì chắc chắn không có sỏi là đúng hay sai?
  • 4. Bệnh nhân cần lưu ý những gì khi chụp Xquang để chẩn đoán sỏi tiết niệu?
  • 5. Siêu âm hệ tiết niệu có chẩn đoán được chính xác tất cả các trường hợp có sỏi hay không?
  • 6. Bệnh nhân cần lưu ý những gì trước khi làm siêu âm để chẩn đoán sỏi tiết niệu?
  • 7. Chụp cắt lớp vi tính để chẩn đoán sỏi trong trường hợp nào? Có nguy hiểm không?
  • 8. Chụp UIV là gì? Có những lưu ý gì đối với bệnh nhân?
  • 9. Nội soi bàng quang là gì? Khi nào cần thực hiện?
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Các phương pháp chẩn đoán sỏi tiết niệu

Khi nghi ngờ có sỏi tiết niệu, bác sĩ sẽ chỉ định một số xét nghiệm thăm dò để chẩn đoán xác định tình trạng bệnh lý của bạn. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp mà bệnh nhân băn khoăn và lời tư vấn của chuyên gia y tế.
Nội dung chính
  • 1. Cần làm xét nghiệm gì khi nghi ngờ sỏi tiết niệu?
  • 2. Các xét nghiệm máu và nước tiểu nào cần làm khi nghi ngờ có sỏi tiết niệu?
  • 3. Trên phim Xquang không thấy sỏi thì chắc chắn không có sỏi là đúng hay sai?
  • 4. Bệnh nhân cần lưu ý những gì khi chụp Xquang để chẩn đoán sỏi tiết niệu?
  • 5. Siêu âm hệ tiết niệu có chẩn đoán được chính xác tất cả các trường hợp có sỏi hay không?
  • 6. Bệnh nhân cần lưu ý những gì trước khi làm siêu âm để chẩn đoán sỏi tiết niệu?
  • 7. Chụp cắt lớp vi tính để chẩn đoán sỏi trong trường hợp nào? Có nguy hiểm không?
  • 8. Chụp UIV là gì? Có những lưu ý gì đối với bệnh nhân?
  • 9. Nội soi bàng quang là gì? Khi nào cần thực hiện?

1. Cần làm xét nghiệm gì khi nghi ngờ sỏi tiết niệu?

Bị sỏi tiết niệu cần làm xét nghiệm gì? Khi nghi ngờ có sỏi tiết niệu, bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm để khẳng định chẩn đoán, bao gồm xét nghiệm máu, nước tiểu và một số biện pháp thăm dò chẩn đoán hình ảnh (từ đơn giản đến phức tạp, tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân).

Cần làm xét nghiệm gì khi nghi ngờ sỏi tiết niệu?

Cần làm xét nghiệm gì khi nghi ngờ sỏi tiết niệu?

Bạn cũng có thể được yêu cầu nhập viện ngay mà chưa làm đầy đủ các xét nghiệm nếu tình trạng bệnh nặng và tiên lượng không thể điều trị đơn thuần bằng thuốc tại nhà (ví dụ: xét nghiệm có suy thận nặng phải lọc máu, nhiễm trùng nặng phải truyền kháng sinh đường tĩnh mạch, sỏi tiết niệu có chỉ định phải mổ cấp cứu…)

2. Các xét nghiệm máu và nước tiểu nào cần làm khi nghi ngờ có sỏi tiết niệu?

Thông thường, bạn sẽ được yêu cầu làm xét nghiệm cơ bản về các chỉ số phản ánh chức năng gan, thận, điện giải; xét nghiệm nước tiểu để đánh giá tình trạng viêm nhiễm, đái máu… 

Đối với các trường hợp sỏi tiết niệu có biến chứng hoặc phải can thiệp lấy sỏi, một số xét nghiệm chuyên biệt khác sẽ cần được thực hiện (công thức máu, đông máu,…)

3. Trên phim Xquang không thấy sỏi thì chắc chắn không có sỏi là đúng hay sai?

Quan niệm này là sai lầm, vì thực tế có một số loại sỏi (ví dụ sỏi urat) không cản quang nên trên phim Xquang không nhìn thấy được. 

4. Bệnh nhân cần lưu ý những gì khi chụp Xquang để chẩn đoán sỏi tiết niệu?

Bệnh nhân cần lưu ý những gì khi chụp Xquang để chẩn đoán sỏi tiết niệu?

Bệnh nhân cần lưu ý những gì khi chụp Xquang để chẩn đoán sỏi tiết niệu?

Chụp Xquang là cụm từ mang tính chất “bao quát”, từ chính xác hơn là chụp Xquang hệ tiết niệu KHÔNG CHUẨN BỊ. Vì là “không chuẩn bị” nên phần lớn không có lưu ý gì đặc biệt đối với người bệnh, tuy nhiên, phương pháp này không áp dụng đối với phụ nữ mang thai vì những nguy cơ có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Nếu là nữ giới đang trong độ tuổi sinh đẻ, bạn có thể được bác sĩ yêu cầu xác nhận không có thai hoặc làm test thử thai nhanh trước khi tiến hành chụp Xquang để chẩn đoán sỏi tiết niệu.

5. Siêu âm hệ tiết niệu có chẩn đoán được chính xác tất cả các trường hợp có sỏi hay không?

Siêu âm hệ tiết niệu là một phương pháp thăm dò chẩn đoán không xâm lấn, không gây hại đối với sức khỏe người bệnh, áp dụng được cho cả phụ nữ có thai. Phương pháp này có giá trị cao trong chẩn đoán sỏi thận, sỏi bàng quang và phần lớn các trường hợp sỏi niệu quản. Tuy vậy, đối với những sỏi niệu quản ở đoạn giữa, siêu âm có thể khó khăn trong việc chẩn đoán chính xác có sỏi hay không.

6. Bệnh nhân cần lưu ý những gì trước khi làm siêu âm để chẩn đoán sỏi tiết niệu?

Khác với chụp Xquang hệ tiết niệu, để siêu âm có hiệu quả cao trong chẩn đoán sỏi tiết niệu, người bệnh cần uống nhiều nước, sau đó nhịn tiểu trước khi vào siêu âm.

7. Chụp cắt lớp vi tính để chẩn đoán sỏi trong trường hợp nào? Có nguy hiểm không?

Khi các thăm dò thường quy gợi ý có sỏi tiết niệu cần can thiệp hoặc trong những trường hợp sỏi có biến chứng, bệnh nhân sẽ được chỉ định chụp phim cắt lớp vi tính hệ tiết niệu, phương pháp này cũng chống chỉ định với phụ nữ có thai tương tự như Xquang hệ tiết niệu do người bệnh phải phơi nhiễm với tia X.

 

Cắt lớp vi tính có tiêm thuốc tương phản

Chụp cắt lớp vi tính để chẩn đoán sỏi

Đối với thăm dò này, có hai hình thức: không tiêm thuốc cản quang và có tiêm thuốc cản quang, được chỉ định tùy theo từng trường hợp cụ thể.

Chụp cắt lớp vi tính không tiêm thuốc cản quang an toàn và không có biến chứng nguy hiểm.

Chụp cắt lớp vi tính có tiêm thuốc có thể có nguy cơ dị ứng với thuốc cản quang (tỉ lệ rất nhỏ), biểu hiện đa dạng từ nổi mẩn ngứa, khó thở, tụt huyết áp,… thậm chí tử vong. Người bệnh sẽ được khai thác kĩ tiền sử dị ứng trước khi tiêm thuốc và theo dõi sát trong và sau quá trình tiêm thuốc. Ngoài ra, đối với những bệnh nhân suy thận từ trước, thuốc cản quang có thể làm nặng thêm tình trạng này, một số trường hợp nặng phải tiến hành lọc máu sau khi thực hiện thủ thuật trên.

8. Chụp UIV là gì? Có những lưu ý gì đối với bệnh nhân?

UIV (còn gọi là chụp niệu đồ đường tĩnh mạch) cũng là một phương pháp sử dụng đến thuốc cản quang và có phơi nhiễm với tia X. Các nguy cơ của phương pháp thăm dò này giống như chụp cắt lớp vi tính có tiêm thuốc. Ngày nay phương pháp này ít được áp dụng trên lâm sàng.

9. Nội soi bàng quang là gì? Khi nào cần thực hiện?

Nội soi bàng quang là phương pháp dùng một ống dài có gắn camera đi từ lỗ tiểu bên ngoài vào trong bàng quang để quan sát các cấu trúc có trong lòng bàng quang. 

Đối với chẩn đoán sỏi tiết niệu, thường siêu âm đã có thể chẩn đoán sỏi bàng quang nên phương pháp này ít khi được chỉ định trong trường hợp chẩn đoán bệnh đơn thuần. 

Người bệnh có thể được chỉ định nội soi bàng quang khi cần chẩn đoán phân biệt sỏi với các cấu trúc khác hoặc can thiệp tán sỏi thông qua nội soi bàng quang.

Những yếu tố nguy cơ hình thành sỏi tiết niệu bao gồm: Uống nước, chế độ ăn, thuốc, thuốc canxi, nhiễm trùng đường tiểu, bệnh mạn tính, độ tuổi, cân nặng, nơi sống,... mọi người cần có lối sống sinh hoạt lành mạnh để giảm nguy cơ hình thành bệnh sỏi tiết niệu.

IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 20/01/2022 - Cập nhật 20/01/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Sinh thiết thận và những điều cần biết

Sinh thiết thận và những điều cần biết

Trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý thận – tiết niệu, đặc biệt là các bệnh lý cầu thận, sinh thiết thận là một chỉ định thường được bác sĩ đặt ra cho bệnh...

13/06/2022

1867 Lượt xem

4 Phút đọc

Xốp tủy thận và những điều cần biết

Xốp tủy thận và những điều cần biết

Bệnh xốp tủy thận hay còn gọi là bệnh tủy thận dạng bọt biển (Cacchi Ricci) là một bệnh lý bẩm sinh gây tổn thương các ống dẫn nước tiểu nhỏ ở vùng tủy thận....

13/06/2022

5200 Lượt xem

4 Phút đọc

Bệnh thận IgA và những điều cần biết

Bệnh thận IgA và những điều cần biết

Bệnh thận IgA là một trong số những bệnh thận phổ biến nhất gây nên viêm cầu thận mạn ở người châu Á. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh có thể dẫn ...

13/06/2022

3363 Lượt xem

4 Phút đọc

Những điều cần biết về u cơ mỡ mạch thận

Những điều cần biết về u cơ mỡ mạch thận

Trong các khối u lành tính ở thận, u cơ mỡ mạch (Angiomyolipomas) là loại u hay gặp nhất. Bệnh thường gặp ở phụ nữ tuổi trung niên, tuy về cơ bản không gây...

13/06/2022

5509 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG