Nội dung chính
  • 1. Các bước thăm khám cùng bác sĩ tim mạch
  • 2. Những lưu ý khi đi khám tim mạch
  • 3. Khi nào cần đi khám tim mạch?
Nội dung chính
  • 1. Các bước thăm khám cùng bác sĩ tim mạch
  • 2. Những lưu ý khi đi khám tim mạch
  • 3. Khi nào cần đi khám tim mạch?
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Các bước khám tim mạch và những lưu ý khi khám bác sĩ

Tại Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung, bệnh tim mạch từ 2 thập kỉ trở lại đây luôn là nhóm có tỉ lệ tử vong, tỉ lệ tàn tật cũng như tạo ra gánh nặng kinh tế - y tế lớn nhất trong số tất cả các bệnh lý. Bài viết dưới đây từ IVIE - Bác sĩ ơi xin giới thiệu tổng quan các bước đi khám tim mạch để người bệnh tham khảo và thuận tiện hơn trong quá trình thăm khám.
Nội dung chính
  • 1. Các bước thăm khám cùng bác sĩ tim mạch
  • 2. Những lưu ý khi đi khám tim mạch
  • 3. Khi nào cần đi khám tim mạch?

1. Các bước thăm khám cùng bác sĩ tim mạch

a. Bước 1: Bác sĩ tim mạch khám lâm sàng

Sau khi hoàn tất các thủ tục đăng kí khám, người bệnh sẽ được dẫn đến phòng khám và gặp các bác sĩ chuyên khoa tim mạch khám ban đầu. Quy trình khám lâm sàng bao gồm:

Bác sĩ hỏi lý do đến khám: Người bệnh cần kể về tình trạng của mình theo thứ tự thời gian:

  • Triệu chứng khiến người bệnh đi khám?
  • Bắt đầu từ khi nào
  • Tính chất của triệu chứng ra sao
  • Các chẩn đoán trong các lần khám trước (nếu có)?
  • Các bệnh lý, phương pháp điều trị từ trước đến nay? Có đạt hiệu quả hay không?

Sau đó, các bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra những định hướng ban đầu dựa trên thăm khám lâm sàng và tiền sử bệnh.

Bác sĩ đưa ra chẩn đoán ban đầu về mức độ bệnh tật. Từ đó có hướng tiếp theo cho người bệnh là chỉ định thêm các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh cận lâm sàng hoặc chỉ cần lấy thuốc điều trị nội khoa.

b. Bước 2: Làm các xét nghiệm cận lâm sàng

Sau khi thăm khám lâm sàng, người bệnh sẽ được các bác sĩ tim mạch đề nghị làm thêm các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh. Thông thường, các cận lâm sàng trong tim mạch bao gồm:

  • Chụp Xquang tim phổi
  • Điện tâm đồ
  • Siêu âm tim
  • Xét nghiệm máu (huyết học, sinh hóa, đông máu…)

Ngoài các cận lâm sàng cơ bản, bác sĩ có thể chỉ định thêm những xét nghiệm, chụp chiếu khác theo từng tình trạng của bệnh nhân. Do đó, người bệnh nên đến các cơ sở y tế, bệnh viện lớn, uy tín để được xét nghiệm, thực hiện các phương pháp chẩn đoán hình ảnh chính xác và đọc kết quả chuẩn nhất.

Khám tim mạch cùng bác sĩ chuyên khoa giỏi

Khám tim mạch cùng bác sĩ chuyên khoa giỏi

c. Bước 3: Kiểm tra kết quả cận lâm sàng

Người bệnh cần chờ cho đến khi có các kết quả cận lâm sàng. Thời gian chờ tùy thuộc vào từng loại xét nghiệm trung bình người bệnh sẽ hoàn thành hết những cận lâm sàng cơ bản trong, khoảng 1 – 2 tiếng.

Các bác sĩ chuyên khoa tim mạch sẽ tiến hành đọc kết quả dựa theo những cận lâm sàng đã làm. Chẩn đoán bao gồm tên bệnh lý, mức độ, giai đoạn bệnh, phương hướng điều trị.

Nếu cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định thêm các xét nghiệm chuyên sâu hơn để hỗ trợ điều trị, chẩn đoán. Ví dụ như làm thêm Chụp cắt lớp vi tính đa dãy để phát hiện bệnh mạch vành, bệnh động mạch chủ hoặc bệnh mạch máu não.

d. Bước 4: Phương án điều trị

Khi đã có toàn bộ kết quả cần thiết, bác sĩ tim mạch tiến hành tư vấn cho người bệnh phương án điều trị thích hợp nhất. Thông thường, có 3 phương pháp điều trị chính như:

  • Điều trị nội khoa: Điều trị bằng thuốc, kết hợp thay đổi chế độ ăn, sinh hoạt và tập luyện.
  • Điều trị ngoại khoa: Phẫu thuật các bệnh lý tim mắc phải, bệnh tim bẩm sinh, cầu nối động mạch vành…
  • Tim mạch can thiệp: Đặt máy trợ tim, nong van, đặt stent mạch vành…

Sau khi được tư vấn, người bệnh cần đưa ra quyết định và lựa chọn phương án điều trị phù hợp nhất.

2. Những lưu ý khi đi khám tim mạch

Để quá trình thăm khám diễn ra nhanh chóng, thuận lợi và cho kết quả tốt nhất, người bệnh nên lưu ý:

  • Mang theo các kết quả thăm khám, các phim, đơn thuốc đang dùng… trong vòng 06 tháng trở lại đây để bác sĩ tim mạch có thêm cơ sở chẩn đoán.
  • Nhịn ăn tối thiểu 4 giờ trước khi đi khám vì rất có thể người bệnh cần xét nghiệm máu trong quá trình thăm khám.
  • Nếu người bệnh đang điều trị tiểu đường, không nên uống hoặc tiêm insulin vào buổi sáng trước khi đến khám.
  • Không sử dụng chất kích thích như cà phê, nước chè, thuốc lá, rượu bia… trước khi đi khám… vì có thể làm ảnh hưởng kết quả chẩn đoán.
  • Trong quá trình thăm khám, cần trả lời trung thực, đầy đủ các câu hỏi của bác sĩ.
  • Người bệnh cũng có thể chủ động chuẩn bị một số câu hỏi để trao đổi rõ hơn với bác sĩ.

Lưu ý khi khám tim mạch

3. Khi nào cần đi khám tim mạch?

Người bệnh cần chủ động đi khám tim mạch khi có dấu hiệu bệnh lý, đang điều trị bệnh lý tim mạch hoặc tầm soát bệnh tim mạch định kỳ.

a. Đi khám khi có triệu chứng tim mạch

Những triệu chứng cần lưu ý để đi khám và kịp thời phát hiện các bất thường của sức khỏe như:

  • Khó thở, thở dốc: Cảm giác như có vật gì đó đè nén ngực hoặc khó khăn khi hít thở sâu, kể cả khi phải gắng sức hoặc không. Tình trạng này có thể xảy ra vào ban đêm, khi ngủ.
  • Tim đập nhanh, đánh trống ngực: Tim đập nhanh bất thường, dồn dập trong ngực.
  • Đau ngực: Có các cơn đau nhói ở ngực, đặc biệt phía ngực trái. Đây có thể là khởi đầu của bệnh mạch vành do nguyên nhân có mảng xơ vữa hoặc huyết khối lòng động mạch gây, giảm hoặc tắc nghẽn dòng máu tới cơ tim.
  • Choáng, ngất: Người bệnh bị choáng, ngất có thể do bệnh van động mạch chủ, bệnh tim phì đại tắc nghẽn… và thường xảy ra khi gắng sức hoặc sau gắng sức.

b. Tầm soát tim mạch định kỳ

Tầm soát tim mạch định kỳ

 

Các dấu hiệu tim mạch kể trên thường chỉ xuất hiện thoáng qua và người bệnh dễ chủ quan bỏ qua, khó nhận biết. Bệnh chỉ biểu hiện rõ khi đã tiến triển nặng, gây triệu chứng tim mạch rõ ràng, làm ảnh hưởng tới chất lượng sống. Do đó, để kịp thời phát hiện các bệnh lý tim mạch, người bệnh cần chủ động tầm soát bệnh. Tầm soát tim mạch giúp nhận diện các yếu tố nguy cơ tim mạch (như rối loạn nhịp tim, rối loạn lipid máu, tăng huyết áp…), đồng thời phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh lý.

Các chuyên gia cho rằng, tầm soát tim mạch 2 lần/năm là cách kiểm soát bệnh hiệu quả nhất. Những đối tượng cần tầm soát sớm là:

  • Những người luôn thấy mệt mỏi, đau mỏi cơ bắp, thường bị chuột rút.
  • Thường xuyên gặp tình trạng đánh trống ngực, hồi hộp không rõ nguyên nhân.
  • Mạch đập quá nhanh, quá chậm.
  • Gia đình có tiền sử tim mạch
  • Những người thường xuyên hút thuốc lá, sử dụng rượu bia.
  • Người thừa cân, béo phì, chế độ ăn nhiều chất béo, ít vận động.
  • Những người tăng huyết áp, tiểu đường.

Trên đây là những chia sẻ của IVIE - Bác sĩ ơi về quá trình khám bác sĩ tim mạch để người bệnh có thể tìm hiểu và chuẩn bị trước khi đi khám. Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích nhất.

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 01/10/2021 - Cập nhật 28/01/2023
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Top phòng khám Tim mạch tốt nhất tại Thanh Hóa

Top phòng khám Tim mạch tốt nhất tại Thanh Hóa

Tìm kiếm phòng khám tim mạch Thanh Hóa tốt và uy tín là nhu cầu của nhiều người dân tại khu vực này. Trong bài viết dưới đây, IVIE - Bác sĩ ơi sẽ giới thiệu...

12/03/2024

118 Lượt xem

6 Phút đọc

Khám tim mạch là khám những gì? Khi nào nên đi khám?

Khám tim mạch là khám những gì? Khi nào nên đi khám?

Bệnh tim mạch là những bệnh lý rất phổ biến hiện nay. Tuy nhiên nhiều người vẫn hay chủ quan về các căn bệnh này dẫn đến những hậu quả đáng tiếc nghiêm trọng....

11/03/2024

139 Lượt xem

11 Phút đọc

Khám tim mạch giá bao nhiêu tại 5 bệnh viện, phòng khám

Khám tim mạch giá bao nhiêu tại 5 bệnh viện, phòng khám

Số lượng người tử vong do bệnh tim mạch ngày càng gia tăng. Để chuẩn bị tài chính cho việc thăm khám, IVIE - Bác sĩ ơi sẽ giới thiệu chi phí khám tim mạch giá...

11/03/2024

138 Lượt xem

11 Phút đọc

6 Phòng khám tim mạch khám ngoài giờ tại Hà Nội

6 Phòng khám tim mạch khám ngoài giờ tại Hà Nội

Phòng khám tim mạch ngoài giờ với nhiều ưu điểm, giúp tiết kiệm thời gian, di chuyển đang được nhiều người bệnh tìm kiếm. Trong bài viết dưới đây, IVIE - Bác...

11/03/2024

84 Lượt xem

8 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG