Nội dung chính
  • 1. Sàng lọc tiền sản giật, điều trị dự phòng đối với những thai phụ nguy cơ
  • 2. Những biện pháp phòng tránh và phát hiện tiền sản giật
  • 3. Làm gì khi thai phụ đột ngột lên cơn giật?
Nội dung chính
  • 1. Sàng lọc tiền sản giật, điều trị dự phòng đối với những thai phụ nguy cơ
  • 2. Những biện pháp phòng tránh và phát hiện tiền sản giật
  • 3. Làm gì khi thai phụ đột ngột lên cơn giật?
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Các biện pháp phòng ngừa tiền sản giật, sản giật

Tham vấn y khoa:
BSNguyễn Thị Phương Anh
Chuyên khoa Phụ sản,Chuyên khoa Sản
Tiền sản giật- sản giật là một trong những bệnh lý sản khoa nguy hiểm đối với thai phụ và thai nhi. Sàng lọc tiền sản giật ở giai đoạn sớm thai kỳ, dự phòng, phát hiện sớm, bổ sung calci đầy đủ là biện pháp phòng ngừa bệnh lý nguy hiểm này.
Nội dung chính
  • 1. Sàng lọc tiền sản giật, điều trị dự phòng đối với những thai phụ nguy cơ
  • 2. Những biện pháp phòng tránh và phát hiện tiền sản giật
  • 3. Làm gì khi thai phụ đột ngột lên cơn giật?

1. Sàng lọc tiền sản giật, điều trị dự phòng đối với những thai phụ nguy cơ

Do hậu quả nặng nề của tiền sản giật và sản giật nên y học hiện đại đã nghiên cứu cách thức để có thể sàng lọc những thai phụ có nguy cơ cao để tiến hành sàng lọc từ giai đoạn sớm thai kì tránh những biến chứng đáng tiếc.

Sàng lọc tiền sản giật

Sàng lọc tiền sản giật

Sàng lọc bước 1: Những sản phụ có nguy cơ tiền sản giật cao khi có một trong các dấu hiệu sau

  • Tuổi mẹ > 35 tuổi
  • BMI ≥ 30 kg/ m2
  • Có sử dụng các biện pháp hỗ trợ sinh sản
  • Số thai hiện có ≥ 2
  • Hút thuốc lá, kể cả thụ động
  • Tiền sử thai sản: tiền sản giật trong lần mang thai trước hoặc tiền sử có mẹ hay chị em gái mắc tiền sản giật hoặc khoảng cách với lần mang thai trước > 72 tháng
  • Tiền sử nội khoa: tăng huyết áp/ đái tháo đường/ bệnh thận/ Lupus ban đỏ/ hội chứng Antiphospholipid.

Sàng lọc bước 2: nếu có nguy cơ ở bước 1 thì trong thai kỳ từ 11 tuần 0 ngày đến 13 tuần 6 ngày sản phụ sẽ được đánh giá nguy cơ bằng thuật toán FMF, được thực hiện ở các bệnh viện chuyên khoa phụ sản.

Điều trị dự phòng: Kết quả của sàng lọc bước 2 nếu nguy cơ cao thì sản phụ sẽ được dùng Aspirin sớm từ 11 – 14 tuần đến khi đủ 36 tuần. Việc dùng thuốc điều trị dự phòng tiền sản giật này sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh và các biến chứng khi mắc bệnh tiền sản giật. Chính vì vậy, mẹ bầu và gia đình hãy cần chú ý khám sức khỏe sản phụ khoa định kỳ để đảm bảo sự phát triển toàn diện của bé và sức khỏe của mẹ. Hoặc gọi ngay hotline để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất: 1900 3367

2. Những biện pháp phòng tránh và phát hiện tiền sản giật

Các biện pháp phòng ngừa tiền sản giật, sản giật

Biện pháp phòng ngừa tiền sản giật

Ngoài việc tự đánh giá nguy cơ của bản thân, sàng lọc tiền sản giật từ giai đoạn sớm, dùng thuốc dự phòng sớm khi có chỉ định thì thai phụ cần tự theo dõi sức khỏe bản thân như sau:

  • Theo dõi huyết áp bản thân trước, trong và sau khi mang bầu. Cần nắm được huyết áp nền trước khi mang bầu, mỗi lần khám thai đặc biệt sau tuần thứ 20 thì cần kiểm tra huyết áp.
  • Kiểm tra nước tiểu mỗi lần khám thai đặc biệt sau tuần thứ 20 của thai kì.
  • Đột ngột đau đầu không giảm khi dùng thuốc giảm đau thông thường, nhìn mờ, khó thở, tiểu ít dù uống nước đầy đủ thì cần đi khám ngay lập tức không nên chủ quan.
  • Không tự ý sử dụng thuốc hạ áp mà không có chỉ định của bác sĩ, bất cứ khi nào tăng huyết áp trên ngưỡng bình thường thì cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
  • Bổ sung calci nguyên tố để dự phòng tiền sản giật ở vùng có khẩu phần calci thấp: WHO khuyến cáo bổ sung 1,5-2 gam/ ngày để dự phòng tiền sản giật ở vùng có khẩu phần calci < 600 mg/ ngày.
  • Chế độ ăn nhiều rau xanh, tập thể dục hợp lý.

Gọi 1900 3367 để được tư vấn và đặt lịch khám, xét nghiệm tại bệnh viện tuyến trung ương hoặc tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt lịch chủ động hơn!

3. Làm gì khi thai phụ đột ngột lên cơn giật?

Trường hợp thai phụ đột ngột lên cơn giật nếu đang ở trong bệnh viện thì cần báo ngay với bác sĩ. Trường hợp ngoại viện thì người thân cần bình tĩnh gọi xe cấp cứu và thực hiện một vài thao tác nhằm đảm bảo đường thở và cung cấp dưỡng khí cho thai phụ. 

Gọi ngay hotline để được hướng dẫn khám sản phụ khoa: 1900 3367

Làm gì khi thai phụ lên cơn giậtLàm gì khi thai phụ lên cơn giật

Có thể đặt cây ngáng lưỡi, để đầu sản phụ nghiêng sang một bên tránh đờm rãi chảy xuống dưới nghẹt đường thở. Nới lỏng cúc áo cho thai phụ, không có bệnh nhân uống nước hay ăn bất cứ thứ gì hoặc tự ý dùng thuốc cắt cơn nếu không có chỉ định của bác sĩ.

Xem thêm:  Thai phụ tăng cường sức đề kháng thời covid-19

Y học hiện đại ngày càng phát triển đặc biệt là y học dự phòng. Thực hiện sàng lọc sớm, điều trị dự phòng từ sớm là chiến lược quản lý hiệu quả hội chứng tiền sản giật, sản giật.

IVIE - Bác sĩ ơi ứng dụng đặt lịch khám bệnh giúp kết nối hệ thống cơ sở y tế bệnh viện phòng khám lớn đến với người bệnh. Với đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa đầu ngành nhiều năm kinh nghiệm sẵn sàng khám và chữa bệnh mang chất lượng dịch vụ tốt nhất. Liên hệ ngay với IVIE - Bác sĩ ơi ngay hôm nay để được đội ngũ chuyên viên tư vấn và hỗ trợ đặt lịch khám sản phụ khoa: 1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 24/11/2021 - Cập nhật 01/06/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Cấy que tránh thai có tốt không? Chi phí bao nhiêu?

Cấy que tránh thai có tốt không? Chi phí bao nhiêu?

Hiện nay có rất nhiều các phương pháp tránh thai như: thuốc ngừa thai, đặt vòng tránh thai,bao cao su hay cấy que tránh thai... Mỗi biện pháp ngừa thai đều có...

14/08/2023

13903 Lượt xem

12 Phút đọc

Dây rốn quấn cổ có thực sự nguy hiểm?

Dây rốn quấn cổ có thực sự nguy hiểm?

Dây rốn quấn cổ là tình trạng khá thường gặp trong quá trình mang thai của các mẹ bầu. Cùng các bác sĩ tìm hiểu kỹ hơn về dây rốn quấn cổ qua bài viết dưới đây ...

18/07/2022

1930 Lượt xem

4 Phút đọc

Phụ nữ sảy thai nhiều lần chuẩn bị gì cho lần mang thai tới?

Phụ nữ sảy thai nhiều lần chuẩn bị gì cho lần mang thai tới?

Có nhiều người phụ nữ gặp khó khăn trong việc mang thai, họ bị sảy thai nhiều lần, sẩy thai liên tiếp và hoang mang rằng không biết lần mang thai tới có thể...

14/07/2022

652 Lượt xem

4 Phút đọc

Các cách để làm giảm triệu chứng ợ nóng khi mang thai

Các cách để làm giảm triệu chứng ợ nóng khi mang thai

Ợ nóng trong khi mang thai là một trong những triệu chứng phổ biến. Phần lớn triệu chứng sẽ hết khi kết thúc thai kì, tuy nhiên trong khi mang thai triệu chứng ...

05/07/2022

625 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG