Nội dung chính
  • 1. Đái tháo đường và đục thủy tinh thể
  • 2. Dấu hiệu của biến chứng đục thủy tinh thể ở bệnh nhân đái tháo đường
  • 3. Điều trị biến chứng đục thủy tinh thể ở bệnh nhân đái tháo đường
  • 4. Dự phòng biến chứng đục thủy tinh thể ở bệnh nhân đái tháo đường
Nội dung chính
  • 1. Đái tháo đường và đục thủy tinh thể
  • 2. Dấu hiệu của biến chứng đục thủy tinh thể ở bệnh nhân đái tháo đường
  • 3. Điều trị biến chứng đục thủy tinh thể ở bệnh nhân đái tháo đường
  • 4. Dự phòng biến chứng đục thủy tinh thể ở bệnh nhân đái tháo đường
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Biến chứng tiểu đường gây đục thủy tinh thể

Hiện nay, số người mắc bệnh đái tháo đường ngày càng gia tăng. Bệnh đục thủy tinh thể là một trong những nguyên nhân phổ biến gây suy giảm thị lực ở những đối tượng này. Trong bài viết dưới dây, iSofHcare sẽ gửi đến bạn các thông tin cần thiết xoay quanh vấn đề Biến chứng tiểu đường gây đục thủy tinh thể.
Nội dung chính
  • 1. Đái tháo đường và đục thủy tinh thể
  • 2. Dấu hiệu của biến chứng đục thủy tinh thể ở bệnh nhân đái tháo đường
  • 3. Điều trị biến chứng đục thủy tinh thể ở bệnh nhân đái tháo đường
  • 4. Dự phòng biến chứng đục thủy tinh thể ở bệnh nhân đái tháo đường

1. Đái tháo đường và đục thủy tinh thể

Đái tháo đường hay còn gọi là tiểu đường, đây là một bệnh lý mạn tính đặc trưng bởi tình trạng tăng nồng độ glucose máu. Glucose máu không kiểm soát tốt làm tổn thương nhiều cơ quan quan trọng của cơ thể như võng mạc, thần kinh, thận và mạch máu lớn.

Sự gia tăng dân số, già hóa, đô thị hóa, lối sống ít vận động và tỷ lệ béo phì ngày càng gia tăng đang làm gia tăng số người mắc bệnh đái tháo đường. Tỷ lệ phổ biến bệnh đái tháo đường trên toàn cầu được ước tính là 2,8% vào năm 2000 và dự kiến ​​sẽ đạt 4,4% vào năm 2030.

Đái tháo đường và đục thể thủy tinh

Đái tháo đường xảy ra ở mọi độ tuổi, đặc biệt là trên 35 tuổi với diễn tiến âm thầm. Các triệu chứng hay gặp ở bệnh nhân đái tháo đường là ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, khát nước, sụt cân. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể phát hiện một cách tình cờ khi đến khám bởi các triệu chứng do biến chứng gây ra, trong đó có giảm thị lực, chóng mặt, suy thận, loét bàn chân.

Đục thủy tinh thể là một trong những biến chứng sớm nhất của bệnh đái tháo đường. Trên toàn cầu, đục thủy tinh thể vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa, ảnh hưởng đến khoảng 18 triệu người. Bệnh lý này đang dần trẻ hóa, đặc biệt là tỷ lệ mắc tăng gấp 2 - 5 lần ở bệnh nhân tiểu đường. Do đó biến chứng đục thủy tinh thể ở bệnh nhân đái tháo đường ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống.

Có ba cơ chế phân tử có liên quan đến sự phát triển của bệnh đục thủy tinh thể do tiểu đường. Đó là phản ứng glycat hóa không enzyme của protein thủy tinh thể, stress oxy hóa và con đường polyol hoạt hóa. Glucose máu tăng quá mức được thẩm thấu vào thủy tinh thể và chuyển hóa thành Sorbitol. Sorbitol bị lắng đọng tại thủy tinh thể, gây xơ hóa các sợi thể thủy tinh và đục thủy tinh thể. Quá trình polyol hoạt hóa cũng gây ra các stress oxy hóa làm giải phóng nhiều gốc tự do gây tổn thương cho sợi thể thủy tinh. Do đó đái tháo đường kiểm soát đường máu kém là cơ sở hàng đầu khiến độ tuổi đục thủy tinh xuất hiện sớm và diễn tiến nhanh hơn.

Độ tuổi hay gặp đục thủy tinh thể là sau 50 tuổi. Tuy nhiên hiện nay  bệnh đang có xu hướng trẻ hóa. Một trong các nguyên nhân trẻ hóa là do đái tháo đường. Ngoài ra, các yếu tố nguy cơ gây đục thủy tinh thể đó là: Dinh dưỡng, lối sống ít vận động, ánh nắng mặt trời, không chăm sóc đôi mắt, rượu, thuốc lá. Vì vậy khi có các yếu tố trên, bệnh nhân đái tháo đường càng dễ mắc đục thủy tinh thể.

2. Dấu hiệu của biến chứng đục thủy tinh thể ở bệnh nhân đái tháo đường

Diễn tiến của bệnh đục thủy tinh thể cũng âm thầm cho đến khi xuất hiện các dấu hiệu sau:

- Thị lực giảm: Biểu hiện mắt nhìn mờ hơn, khó nhìn hay mỏi mắt khi tập trung nhìn vào một vật nào đó.

- Lóa mắt: Biểu hiện hay lóa mắt, nhìn ở ngoài sáng khó hơn khi nhìn ở nơi có bóng râm.

- Giả cận thị: Nhìn gần rõ hơn.

- Nhược thị, mắt lác: Mắt nhìn lệch chuẩn, thường xuyên tăng độ kính đeo mắt.

- Mắt có hiện tượng nhìn đôi, nhìn mờ: Nhìn thấy nhiều vật cùng một lúc, nhìn mờ như có màn sương che trước mắt gây khó khăn trong đọc sách báo, lái xe, leo cầu thang...

- Nhìn vào tròng đen của mắt thấy có mảng trắng đục.

- Khi có các dấu hiệu trên, người bệnh không có cảm giác đau hay đỏ mắt.

Dấu hiệu biến chứng đục thể thủy tinh ở bệnh tiểu đường

Tổng đài đặt lịch khám bệnh tuyến trung ương 19003367 hoặc đặt khám chủ động qua ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi!

3. Điều trị biến chứng đục thủy tinh thể ở bệnh nhân đái tháo đường

Cho đến nay, chưa có loại thuốc nào có thể điều trị khỏi đục thủy tinh thể. Tuy nhiên ở mức độ nhẹ, điều trị nội khoa kèm đeo kính râm khi tiếp xúc với ánh nắng cũng giúp người bệnh nhìn rõ hơn. Nhưng khi tình trạng đục thủy tinh thể trở nên nặng nề và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, người bệnh cần nghĩ đến việc phẫu thuật. 

Phaco là viết tắt của Phacoemulsification, là phẫu thuật thay thể thủy tinh nhân tạo. Đây là phẫu thuật phổ biến nhất trên thế giới để điều trị đục thủy tinh thể và đem lại hiệu quả rõ rệt. Tuy nhiên những người mắc bệnh tiểu đường, không phải lúc nào cũng đem lại kết quả thuận lợi. Một số nghiên cứu đã báo cáo rằng phẫu thuật đục thủy tinh thể có thể có tác dụng phụ, bao gồm sự tiến triển của bệnh võng mạc, xuất huyết dịch kính, tân mạch mống mắt và giảm hoặc mất thị lực. 

Người mắc đái tháo đường khi có biến chứng đục thủy tinh thể thường kèm theo các biến chứng võng mạc khác, nên đôi khi thị lực không hồi phục hoàn toàn sau mổ. Đa số người bị đái tháo đường khá lớn tuổi kèm theo các bệnh cảnh mãn tính như tăng huyết áp. Do vậy sau mổ đục thủy tinh thể, thời gian nhiễm trùng kéo dài và vết thương lâu lành. 

Điều trị biến chứng đục thể thủy tinh

Việc kiểm soát đường huyết tích cực có thể làm giảm nguy cơ phát triển và tiến triển của bệnh võng mạc và đục thủy tinh thể. Vì vậy trước khi nghĩ đến phẫu thuật đục thủy tinh thể, cần điều trị tích cực đái tháo đường cũng như các biến chứng khác của bệnh.

Tùy vào type đái tháo đường và tình trạng của người bệnh, các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị cụ thể. Nguyên tắc điều trị chung gồm có: Thay đổi lối sống, cạn thiệp bằng thuốc, phòng ngừa các bệnh lý tim mạch, hỗ trợ và khuyến khích người bệnh tự quản lý đái tháo đường.

4. Dự phòng biến chứng đục thủy tinh thể ở bệnh nhân đái tháo đường

Bởi đục thủy tinh thể gây mù lòa vĩnh viễn và dù có phẫu thuật cũng không tránh khỏi các biến chứng, nên việc dự phòng là rất cần thiết. Người bệnh đái tháo đường cần quan tâm đến các nội dung sau:

a. Tầm soát

- Người mắc đái tháo đường type 1 cần được kiểm tra mắt toàn diện bởi bác sĩ nhãn khoa hoặc kỹ thuật viên đo mắt trong vòng 5 năm sau khi bởi phát đái tháo đường.

- Bệnh nhân đái tháo đường type 2 cần được kiểm tra mắt toàn diện bởi bác sĩ nhãn khoa hoặc kỹ thuật viên đo mắt ngay sau khi được chẩn đoán bị đái tháo đường.

-  Phụ nữ đang mắc đái tháo đường type 1 hay type 2 có ý định hoặc đang mang thai cần được tư vấn về những nguy cơ có thể khởi phát và / hoặc làm tiến triển nặng thêm bệnh về mắt do đái tháo đường.

- Khuyến khích người mới mắc đái tháo đường bỏ hút thuốc để giảm các biến chứng.

b. Kiểm soát đái tháo đường

Ngoài tuân thủ điều trị của bác sĩ, một số biện pháp giúp kiểm soát tốt đường huyết của bệnh nhân như sau. Vận động thể lực thường xuyên thông qua các bài tập thể dục, bơi lội, yoga, … Khẩu phần ăn duy trì năng lượng vừa phải, chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa phụ, bổ sung rau và các loại ngũ cốc nguyên cám. Duy trì cân nặng hợp lý, giảm cân nếu bị béo phì.

Kiểm soát bệnh đái tháo đường

Ngay cả khi suy giảm đường huyết lúc đói cũng được coi là một yếu tố nguy cơ phát triển bệnh đục thủy tinh thể vỏ. Do đó dự phòng hạ đường huyết ở bệnh nhân đang điều trị không những là một vấn đề cấp cứu mà còn giúp phòng đục thủy tinh thể. Người đang điều trị đái tháo đường nên luôn mang theo lon coca hay ít nhất vài viên kẹo ngọt bên mình, tránh để bụng đói.

c. Dự phòng đục thủy tinh thể

Dù đã hay chưa mắc đái tháo đường, chúng ta vẫn nên áp dụng các biện pháp sau đây để sở hữu đôi mắt khỏe đẹp, đẩy lùi “cườm khô”. Không thức khuya, ngủ đủ giấc, ăn uống đầy đủ, không nên bỏ bữa. Hạn chế xem điện thoại, màn hình laptop liên tục. Đeo kính râm khi đi ra ngoài trời nắng. Không tự ý dùng bừa bãi các thuốc nhỏ mắt trên thị trường, sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Hi vọng rằng những thông tin trên bổ ích với bạn đọc, nhất là những ai đang mắc đái tháo đường. Mọi khó khăn, thắc mắc vui lòng liên hệ và đặt lịch khám tại IVIE - Bác sĩ ơi để được hỗ trợ tốt nhất.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 07/07/2021 - Cập nhật 07/07/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Dấu hiệu cho thấy trẻ bị lác mắt

Dấu hiệu cho thấy trẻ bị lác mắt

Cùng với sự phát triển của xã hội, tỷ lệ trẻ em mắc bệnh mắt lác đang ngày một gia tăng, trở thành một trong những vấn đề nan giải nhất hiện nay. Vậy dấu hiệu...

08/07/2021

3226 Lượt xem

5 Phút đọc

Những nguyên nhân khiến bệnh đục thủy tinh thể ngày càng...

Những nguyên nhân khiến bệnh đục thủy tinh thể ngày càng...

Phần lớn mọi người đều cho rằng đục thủy tinh thể là bệnh của tuổi già. Nhưng ít ai ngờ rằng bệnh lý có tỷ lệ mù lòa hàng đầu này đang có dấu hiệu của trẻ hóa. ...

07/07/2021

1587 Lượt xem

6 Phút đọc

Phẫu thuật thay thủy tinh thể ở đâu chất lượng, an toàn?

Phẫu thuật thay thủy tinh thể ở đâu chất lượng, an toàn?

Thay thủy tinh thể có lẽ là cụm từ còn xa lạ với nhiều người. Phẫu thuật thay thủy tinh thể nhân tạo là phương pháp điều trị bệnh đục thủy tinh thể nhằm lấy...

07/07/2021

544 Lượt xem

7 Phút đọc

Biến chứng sau mổ đục thủy tinh thể có thể gặp phải

Biến chứng sau mổ đục thủy tinh thể có thể gặp phải

Đục thủy tinh thể là bệnh lý về mắt làm suy giảm thị lực khá nghiêm trọng. Nhiều bệnh nhân mắc bệnh này đã lựa chọn phương pháp mổ để lấy lại thị lực bình...

07/07/2021

3454 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG