Nội dung chính
  • 1. Các thể lâm sàng của bệnh
  • 2. Biến chứng của bệnh
  • 3. Phương pháp phòng bệnh
Nội dung chính
  • 1. Các thể lâm sàng của bệnh
  • 2. Biến chứng của bệnh
  • 3. Phương pháp phòng bệnh
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh bạch hầu

Bệnh bạch hầu có nhiều thể lâm sàng, với những biểu hiện dấu hiệu khác nhau. Biến chứng của bạch hầu đem đến cho người bệnh như thế nào? Cùng ISOFHCARE tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Nội dung chính
  • 1. Các thể lâm sàng của bệnh
  • 2. Biến chứng của bệnh
  • 3. Phương pháp phòng bệnh

1. Các thể lâm sàng của bệnh

- Bạch hầu mũi

Hay gặp ở trẻ sơ sinh

Trẻ có sốt nhẹ hoặc không sốt, da xanh, sút cân, quấy khóc, ỉa chảy hoặc nôn, kèm theo viêm phế quản- phổi, suy kiệt và tử vong.

Tại chỗ: trẻ sổ mũi một bên, nước mũi trong, đôi khi có giả mạc hoặc lờ lờ máu, loét lỗ mũi.

Trẻ bị sổ mũi một bên.

Trẻ bị sổ mũi một bên.

- Bạch hầu mắt

Thường xuất hiện sau bạch hầu họng hoặc bạch hầu mũi, lan truyền qua ống lệ. Biểu hiện lâm sàng là viêm màng tiếp hợp và có giả mạc; phù mi mắt trên, ấn không đau. Lật mí mắt sẽ thấy giả mạc dính chặt vào niêm mạc ở một bên mắt.

Biến chứng: viêm giác mạc, loét giác mạc, di chứng sẹo giác mạc.

- Bạch hầu da

Hiếm gặp, thường do bị tổn thương trước như loét trợt ngoài da, da bị gây sát, chốc lở... không gặp ở người da lành.

Biểu hiện: có giả mạc hơi xám bám vào vùng da bị tổn thương trước, khi bóc tách gây chảy máu.

- Bạch hầu rốn: là hình thái của bạch hầu da, gặp ở trẻ sơ sinh, xuất hiện giả mạc ở rốn, dính chặt vào niêm mạc, tự rơi sau 2-3 tuần.

- Bạch hầu âm đạo: hiếm gặp

Ở trẻ gái, môi lớn bị viêm loét và có giả mạc dính chặt vào niêm mạc, bóc tách chảy máu. Toàn trạng tốt, không sốt.

Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám trực tuyến với bác sĩ hoặc gọi đến hotline 19003367 để được hướng dẫn sử dụng ứng dụng!

2. Biến chứng của bệnh

 Các biến chứng xảy ra do nhiễm độc ngoại độc tố của bạch hầu, tiên lượng bệnh bạch hầu phụ thuộc vào các biến chứng, nhưng chủ yếu ở tim và thần kinh.

a. Biến chứng về tim mạch: độc tố bạch hầu gây thoái hoá nhu mô, thoái hoá mỡ ở cơ tim và rối loạn dẫn truyền, biểu hiện lâm sàng là viêm cơ tim và rối loạn nhịp tim.

Viêm cơ tim: là nguyên nhân gây tử vong đột ngột trong bệnh bạch hầu.

Xuất hiện sớm vào ngày 2-7 của bệnh ở bạch hầu ác tính, bạch hầu nặng, hoặc muộn vào ngày thứ 4: 40 của bệnh.

Lâm sàng: khi bệnh nhân hết sốt, họng hết giả mạc, nhưng nhịp tim nhanh 120l/phút phải nghĩ tới viêm cơ tim; thường kèm theo có tiếng thổi tâm thu cơ năng, tiếng tim mờ, ngựa phi, hoặc nhịp ba. Khi gõ, vùng đục trước tim rộng; nhịp chậm 30 - 40/phút cần nghĩ đến Block nhĩ thất. Nếu có suy tim cấp: bệnh nhân khó thở, tím tái, gan to, đau, tiểu ít, HÀ hạ, mạch nhanh, tim mờ, xung huyết đáy phổi.

Làm điện tim đồ có hệ thống giúp phát hiện viêm cơ tim sớm, khi chưa có biểu hiện lâm sàng rõ rệt. Biểu hiện trên điện tâm đồ: sóng T dẹt, âm tính, đoạn ST chênh xuống, QT kéo dài. Các biến đổi về nhịp: nhịp xoang nhanh, nhịp chậm, ngoại tâm thu.

- Rối loạn về dẫn truyền

Rối loạn về kích thích

Khi có rối loạn dẫn truyền, tiên lượng nặng.

Bệnh nhân tử vong do suy tim cấp hoặc trụy mạch gây tử vong đột ngột.

- Huyết khối tim

Xuất hiện đột ngột, khoảng ngày thứ 156 của bệnh, dưới hình thái suy tim như khó thở, tím tái, tim đập nhanh, loạn nhịp, huyết áp hạ, thiếu niệu.

Nguyên nhân chưa rõ, có thể do cục nghẽn. Các cục nghẽn dính với nội mạc, di căn gây tắc động mạch não, gây co giật, liệt 1/2 người, hoặc tắc động mạch phổi gây tức ngực, khó thở.

b. Biến chứng thần kinh

Do độc tố bạch hầu gây tổn thương hệ thần kinh, gây liệt. Nhiễm độc càng nhiều, tỷ lệ liệt càng cao. Điều trị muộn, tỉ lệ liệt cao hơn điều trị sớm.

Bạch hầu có ảnh hưởng đến thần kinh của người bệnh.

Bạch hầu có ảnh hưởng đến thần kinh của người bệnh.

Độc tố xâm nhập hệ tâm thần kinh bằng 2 đường: 

  • Đường thần kinh
  • Đường máu

- Liệt màn hầu

Bệnh nhân có rối loạn về nuốt và nói: 

  • Sặc khi uống, ăn chất rắn dễ nuốt hơn. 
  • Nói giọng mũi, không nói được lâu, không huýt sáo được.
  • Tai nghễnh ngãng, nghe kém, ngủ ngáy.

Diễn biến: có thể kéo dài vài ngày đến vài tuần. 

- Liệt mắt (liệt điều tiết)

  • Thường xuất hiện từ tuần lễ thứ 3 trở đi.
  • Liệt điều tiết gây viễn thị. 
  • Khám mắt: không có biểu hiện gì đặc biệt. 
  • Có thể liệt dây III, VI gây lác, sụp mi.

- Liệt chi dưới: thường xuất hiện sau liệt màn hầu. Điển hình là liệt cả hai chân. Khởi đầu có các triệu chứng rối loạn cảm giác như đi lại thấy mỏi chân, chóng mặt, giảm cảm giác nông và sâu.

- Liệt chi trên

Ít gặp, thường xuất hiện sau liệt chi dưới. Biểu hiện rõ nhất ở bàn tay; vận động lóng ngóng, mất phản xạ gân xương, có rối loạn cảm giác tê bì như kiến bò. Có thể kéo dài từ 1-2 tuần đến 3-4 tháng, sau đó khỏi hẳn.

- Liệt các cơ quan khác

  • Liệt thực quản: gây khó nuốt. 
  • Liệt thanh quản: khản giọng, họ sau khi nuốt và nói rõ được.
  • Liệt các cơ gáy; đầu ngất ngưởng.

Nói chung các biểu hiện liệt do bạch hầu sau một thời gian sẽ tự hồi phục hoàn toàn.

c. Biến chứng thận: gây tổn thương cầu thận hoặc ống thận. Biểu hiện dưới 3 hình thái.

3. Phương pháp phòng bệnh

Phòng bệnh bằng vaccin bạch hầu

Phòng bệnh bằng vaccin bạch hầu

- Phải cách ly bệnh nhân, phải nghỉ học 30 ngày sau khi đã khỏi bệnh.

- Nhà ở của bệnh nhân, dụng cụ trong phòng, đồ dùng, quần áo của bệnh nhân phải tẩy uế và sát khuẩn.

- Phòng bệnh bằng vaccin bạch hầu: trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, dùng vaccin đa giá: bạch hầu - ho gà - uốn ván cho trẻ. Bắt đầu tiêm từ 2-3 tháng tuổi, tiêm 2 lần, mỗi lần 1ml cách nhau 1 tháng. Một năm sau nhắc lại mỗi một năm 1 lần cho đến 5 tuổi.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 28/12/2021 - Cập nhật 28/12/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Theo quan niệm dân gian: Mắc thủy đậu cần kiêng gió, kiêng...

Theo quan niệm dân gian: Mắc thủy đậu cần kiêng gió, kiêng...

Thủy đậu: căn bệnh truyền nhiễm dễ lây truyền và có đến hơn 90% người mắc bệnh nếu chưa có miễn dịch. Từ xưa đến nay nếu phát hiện sớm và điều trị thì bệnh...

19/01/2022

4449 Lượt xem

5 Phút đọc

Gánh nặng bệnh truyền nhiễm đang có xu hướng gia tăng tại...

Gánh nặng bệnh truyền nhiễm đang có xu hướng gia tăng tại...

Những bệnh truyền từ người sang người hoặc từ động vật sang người được gọi là bệnh truyền nhiễm. Một số bệnh được truyền qua đường không khí cùng với nước bọt...

19/01/2022

1284 Lượt xem

3 Phút đọc

6 thể bệnh xuất hiện phổ biến trong bệnh lý truyền nhiễm

6 thể bệnh xuất hiện phổ biến trong bệnh lý truyền nhiễm

Bệnh truyền nhiễm theo nhận định của các chuyên gia, bệnh luôn là mối quan tâm hàng đầu trên toàn thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng. Đối tượng mắc bệnh có ...

19/01/2022

945 Lượt xem

3 Phút đọc

Điểm mặt 10 thể bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện và bệnh tái ...

Điểm mặt 10 thể bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện và bệnh tái ...

Bệnh truyền nhiễm là bệnh lý dễ lây truyền với tốc độ nhanh chóng, nếu không được khống chế thì có thể hình thành những ổ dịch lớn, vừa và nhỏ. Qua bài viết...

19/01/2022

1213 Lượt xem

3 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG