Nội dung chính
  • 1. Triệu chứng bị đau xương gần hậu môn
  • 2. Nguyên nhân gây đau xương gần hậu môn
  • 3. Bị đau xương gần hậu môn có nguy hiểm không?
  • 4. Cách trị đau xương gần hậu môn an toàn, nhanh chóng
  • Phòng khám Đa khoa MEDIPLUS
  • Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát
  • Bệnh viện Thu Cúc
  • Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC
Nội dung chính
  • 1. Triệu chứng bị đau xương gần hậu môn
  • 2. Nguyên nhân gây đau xương gần hậu môn
  • 3. Bị đau xương gần hậu môn có nguy hiểm không?
  • 4. Cách trị đau xương gần hậu môn an toàn, nhanh chóng
  • Phòng khám Đa khoa MEDIPLUS
  • Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát
  • Bệnh viện Thu Cúc
  • Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Bị đau xương gần hậu môn có nguy hiểm không?

Bị đau xương gần hậu môn xuất phát từ các chấn thương cơ, dây chằng ở vị trí này hoặc vị trí xung quanh xương cụt. Cơn đau sẽ đỡ dần sau một thời gian nhưng cũng có khả năng đau kéo dài, tái phát và ảnh hưởng đến đời sống người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra các lưu ý khi mắc bệnh và top các cơ sở điều trị hiệu quả tại Hà Nội.
Nội dung chính
  • 1. Triệu chứng bị đau xương gần hậu môn
  • 2. Nguyên nhân gây đau xương gần hậu môn
  • 3. Bị đau xương gần hậu môn có nguy hiểm không?
  • 4. Cách trị đau xương gần hậu môn an toàn, nhanh chóng
  • Phòng khám Đa khoa MEDIPLUS
  • Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát
  • Bệnh viện Thu Cúc
  • Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC

1. Triệu chứng bị đau xương gần hậu môn

Xương gần hậu môn có thể hiểu là phần xương nằm ở cuối xương cột sống còn được gọi là xương cụt. Kích thước của xương cụt khá nhỏ (từ 4 - 6 đốt sống cụt dính liền với nhau tạo thành) nhưng vai trò rất quan trọng trong việc gánh vác sức nặng của cơ thể khi ngồi.

Xương cụt

Xương cụt

Triệu chứng đau xương xương gần hậu môn (xương cụt) thường xuất hiện cảm giác đau nhức ở khu vực xương cụt có thể lan cơn đau đến khe hở mông. Hoàn cảnh khởi phát cơn đau thường xảy ra khi đang hoạt động thể chất hoặc ngồi trong thời gian dài, cơn đau còn có thể lan đến lưng hoặc chân. Người bệnh thường đau âm ỉ ở khu vực xung quanh xương cụt và đau cơ bị co thắt. Ngoài ra, khi đau xương cụt còn có một số dấu hiệu khác như:

  • Gây buồn nôn
  • Bị mất cảm giác
  • Bị yếu cơ
  • Các triệu chứng về đường tiêu hóa như đau quặn bụng, trực tràng,...

Xem thêm: Dứt điểm đau xương chậu khi mang thai bằng cách nào

2. Nguyên nhân gây đau xương gần hậu môn

Có nhiều yếu tố gây ra đau xương gần hậu môn, mặc dù đôi khi cơn đau sẽ tự biến mất hay nhờ thuốc giảm đau thông thường nhưng vẫn nên xác định chính xác nguyên nhân mắc bệnh để có thể điều trị phù hợp với các mức độ khác nhau.

Các nguyên nhân gây ra đau xương cụt:

  • Bị chấn thương vào vùng xương cụt trong quá trình vận động. Ví dụ bị ngã xe, bê đồ sai tư thế,...
  • Ngồi sai tư thế thời gian dài.
  • Chấn thương xương cụt hay bị chèn ép các dây thần kinh trong quá trình mang thai và sinh con. Nhiều trường hợp bị chấn thương xương, thậm chí gãy xương trong quá trình chuyển dạ sinh thường.
  • Bị thoái hóa do lão hóa xương cụt gây ra xơ hóa sụn và hình thành gai xương, gây ảnh hưởng đến dây thần kinh hoặc khớp.
  • Tăng áp lực ổ bụng gây ra táo bón hoặc bệnh trĩ.
  • Gây ra hội chứng Levator dẫn đến tình trạng co thắt cơ ở hậu môn, cơn đau có thể lan đến xương cụt, xương hông hoặc các khu vực lân cận khác.
  • Vấn đề với xương cột sống như thoái hóa đĩa đệm thắt lưng, bệnh cột sống dẫn đến ảnh hưởng xương cụt.
  • Bị nhiễm trùng, xuất hiện khối u, tăng sinh xương hay gai xương,... gây ra đau xương cụt,...

Tham khảo: Đau xương cụt khi ngồi là bị bệnh gì? Cách điều trị

3. Bị đau xương gần hậu môn có nguy hiểm không?

Nói về mức độ nguy hiểm khi bị đau xương gần hậu môn thì nó không nghiêm trọng đến mức đe dọa tính mạng người bệnh. Tuy nhiên lại ảnh hưởng ít nhiều đến sinh hoạt hằng ngày do xương cụt là nhiệm vụ quan trọng giúp nâng đỡ cơ thể. Đặc biệt là các cơn đau thường xuất hiện một cách âm ỉ, đôi khi đau nhói cả xương và cơ khiến người bệnh rất khó chịu.

Bị đau xương gần hậu môn

Bị đau xương gần hậu môn

Các biện pháp tránh nguy cơ bị đau xương gần hậu môn là:

  • Điều chỉnh tư thế ngồi trong sinh hoạt hằng ngày. Nếu việc học tập hoặc làm việc của bạn đòi hỏi phải ngồi quá lâu hàng giờ đồng hồ thì thỉnh thoảng nên đứng dậy đi lại hay vận động để giảm áp lực vùng xương cụt.
  • Ngồi trên ghế đệm có lỗ tròn ở giữa.
  • Cẩn trọng đi lại, hạn chế vấp ngã gây ra các chấn thương.

4. Cách trị đau xương gần hậu môn an toàn, nhanh chóng

Đa phần các trường hợp đau xương cụt thường có khả năng tự bình phục mà không cần điều trị. Để khắc phục khi bị đau xương gần hậu môn một cách an toàn gồm có những cách dưới đây:

  • Sử dụng thuốc giảm đau (paracetamol) hoặc thuốc nhóm NSAID (ibuprofen); thuốc steroid và cả thuốc gây tê giúp bế dây thần kinh vùng xương cụt.
  • Thuốc nhuận tràng tránh phải rặn mạnh khi đi cầu hoặc táo bón.
  • Tạo thói quen luyện tập các động tác kéo giãn cơ, giúp tăng sự linh hoạt hay dẻo dai cho vùng xương chậu và thắt lưng.

Giãn cơ tăng sự dẻo dai của cơ và xương vùng xương cụt

Giãn cơ tăng sự dẻo dai của cơ và xương vùng xương cụt

  • Nên mặc quần áo rộng rãi và thoáng mát.
  • Cuối ngày nên tắm nước nóng để thả lỏng và thư giãn.
  • Chườm nóng hoặc chườm lạnh vùng lưng dưới mỗi ngày.
  • Massage - thư giãn cơ, tập các bài vật lý trị liệu nắn chỉnh hay kéo giãn khi có hướng dẫn của chuyên gia.
  • Châm cứu vùng xương cụt và các vùng lân cận.
  • Kích thích điện thần kinh thông qua da.

Để chữa dứt điểm khi bị đau xương gần hậu môn người bệnh nên đến thăm khám với bác sĩ xương khớp ở các bệnh viện hay cơ sở y tế uy tín. Tại phòng khám bác sĩ sẽ đưa ra các chẩn đoán chính xác về nguyên nhân gây ra cơn đau, vị trí đau và phương pháp điều trị phù hợp. 

Đặt lịch khám bị đau xương gần hậu môn tại các bệnh viện - phòng khám hàng đầu thông qua IVIE - Bác sĩ ơi giúp người bệnh có thể nhanh chóng quay lại cuộc sống sinh hoạt bình thường. Dưới đây là một số bệnh viện, phòng khám xương khớp uy tín hàng đầu tại Hà Nội được nhiều người dân tin tưởng lựa chọn là nơi thăm khám thường xuyên.

Phòng khám Đa khoa MEDIPLUS

  • Địa chỉ: Tầng 2 - TTTM Mandarin Garden 2, số 99 Tân Mai - Hoàng Mai - Hà Nội.
  • Thời gian khám bệnh tại MEDIPLUS: Thứ 2 - Chủ nhật (7h00 - 19h00).
  • Giá khám bị đau xương gần hậu môn: 350.000đ.
  • Tổng đài đặt lịch khám xương gần hậu môn: 1900.3367.

1900 3367

Phòng khám Đa khoa MEDIPLUS

Phòng khám Đa khoa MEDIPLUS

Phòng khám sở hữu đội ngũ y bác sĩ hàng đầu với nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực xương khớp. Các bác sĩ đều đã được đào tạo và có thời gian làm việc tại các bệnh viện lớn như bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện E,...

Mediplus 99 Tân Mai còn sở hữu các thiết bị khám bệnh và điều trị tân tiến được nhập khẩu trực tiếp từ các nước phát triển như Mỹ, Đức, Anh, Nhật,... Có thể kể đến như máy chụp cắt lớp vi tính CT 128, hệ máy chụp cộng hưởng MRI 1.5 Tesla, máy đo mật độ xương chuyên dụng,...

Dịch vụ khám chữa bệnh tại Mediplus được đánh giá cao khi quy trình khám và phương pháp điều trị hiệu quả nhanh chóng. Ngoài ra, Mediplus còn ứng dụng công nghệ 4.0 vào việc điều hành bệnh viện, giúp quản lý thông tin khách hàng thông qua mã QR, vừa rút ngắn thủ tục vừa tiết kiệm thời gian.

Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát

  • Địa chỉ: Số 219 Lê Duẩn - Hai Bà Trưng - Hà Nội.
  • Thời gian khám bệnh tại bệnh viện Hồng Phát: Thứ 2 - Chủ nhật (7h30 - 17h00).
  • Giá khám bị đau xương gần hậu môn: 100.000đ - 500.000đ.
  • Tổng đài đặt lịch khám xương gần hậu môn: 1900.3367.

1900 3367

Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát

Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát

Đội ngũ chuyên gia khám bệnh tại bệnh viện Hồng Phát đều là các bác sĩ đầu ngành và có kinh nghiệm dày dặn trong nghề, tiêu biểu như:

  • Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Trần Ngọc Ân có đến 50 năm kinh nghiệm trong ngành Cơ xương khớp. Bác là nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp tại bệnh Bạch Mai và hiện là Chủ tịch Hội Thấp khớp học Việt Nam.
  • Bác sĩ Trần Thị Tô Châu hiện là Phó Trưởng khoa xương khớp tại bệnh viện Bạch Mai.

Trang thiết bị tại bệnh viện Hồng Phát đều là các thiết bị hiện đại như máy đo loãng xương toàn thân Hologic Discovery Wi, hệ máy siêu âm màu 4D, máy chụp CT Scanner, máy chụp X-Quang kỹ thuật số,... giúp chẩn đoán chính xác bệnh và điều trị hiệu quả.

Dịch vụ tại bệnh viện Hồng Phát là điều khiến nhiều người lựa chọn quay lại thăm khám thường xuyên vì vô cùng chu đáo và nhiệt tình. Nhân viên luôn sẵn sàng hỗ trợ giải đáp mọi thắc mắc của người bệnh khi đến đây.

Bệnh viện Thu Cúc

  • Địa chỉ: Số 286 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội.
  • Thời gian khám bệnh tại : Thứ 2 - Chủ nhật (7h00 - 17h00)
  • Giá khám bị đau xương gần hậu môn: 150.000đ - 500.000đ
  • Tổng đài đặt lịch khám xương gần hậu môn: 1900.3367.

1900 3367

Bệnh viện Thu Cúc

Bệnh viện Thu Cúc

Các bác sĩ tại bệnh viện Thu Cúc đều là các chuyên gia trong ngành đã có kinh nghiệm lâu năm, tiêu biểu như: bác sĩ CKII - Thầy thuốc ưu tú Nguyễn Thị Kim Loan, bác là nguyên trưởng khoa cơ xương khớp tại Bệnh viện E trung ương, bác có hơn 30 năm kinh nghiệm khám bệnh cơ xương khớp.

Cơ sở máy móc tại bệnh viện Thu Cúc đều được nhập khẩu từ các nước có nền công nghệ hiện đại như Đức, Mỹ, Nhật, Hàn,... Chính vì vậy mà các số liệu và hình ảnh đều được đảm bảo chính xác để các chuyên gia có thể chẩn đoán và điều trị hiệu quả hơn.

Quy trình khám bệnh tại bệnh viện Thu Cúc được đảm bảo hiệu quả và an toàn, tất cả đều đạt chuẩn y khoa từ Bộ Y tế. Người bệnh khi đến khám đều được nhân viên hướng dẫn rõ ràng và dễ hiểu nên rất nhiều người dân lựa chọn đây là điểm thăm khám thường xuyên.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC

  • Địa chỉ: Số 42 - 44 Nghĩa Dũng, Phúc Xá - Ba Đình - Hà Nội.
  • Thời gian khám bệnh tại : Thứ 2 - Chủ nhật (6h30 - 19h00).
  • Giá bị đau xương gần hậu môn: 200.000đ.
  • Tổng đài đặt lịch khám xương gần hậu môn: 1900.3367.

1900 3367

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC

Đội ngũ bác sĩ và nhân viên ở đây đều đã từng học tại các trường đào tạo chuyên khoa y trên khắp cả nước như Trường Y dược Hà Nội, bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện hữu nghị Việt Đức,... Tiêu biểu là Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Mai Hồng là một chuyên gia với hơn 35 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cơ xương khớp; Thạc sĩ - Bác sĩ Mạc Thùy Chi có hơn 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cơ xương khớp,...

MEDLATEC  trang bị đầy đủ trang thiết bị y tế tiên tiến như máy chụp cộng hưởng từ MRI .5 Tesla, máy chụp MSCT đa dãy, hệ máy siêu âm 4D,... giúp chẩn đoán bệnh chính xác.

Các dịch vụ tại bệnh viện MEDLATEC luôn đảm bảo chất lượng, chuẩn y khoa nên rất an toàn cho người bệnh. Ngoài điều trị bệnh về cơ xương khớp, MEDLATEC còn điều trị các bệnh nhiều chuyên khoa như Sản phụ khoa, Răng Hàm Mặt, Nhi khoa, Nội - Ngoại khoa.

Trên đây là một số lưu ý cho người bị đau xương gần hậu môn và các cơ sở y tế hàng đầu điều trị căn bệnh này. Nếu phát hiện các triệu chứng đau xương cụt mà mãi không hết, bạn nên đến thăm khám tại các bệnh viện, phòng khám uy tín để có thể điều trị dứt điểm. Liên hệ ngay tổng đài đặt lịch khám của IVIE - Bác sĩ ơi 1900.3367 để được tư vấn và đặt lịch khám nhanh chóng với các chuyên gia hàng đầu.

1900 3367

Đặt lịch khám, điều trị đau xương gần hậu môn tại bệnh viện, phòng khám uy tín

 
Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 07/05/2024 - Cập nhật 17/05/2024
5/5 - (2 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Cách làm muối rang gừng trị đau khớp hiệu quả tại nhà

Cách làm muối rang gừng trị đau khớp hiệu quả tại nhà

Có nhiều cách chữa đau khớp tại nhà, trong đó muối rang gừng chữa đau khớp được nhiều người đánh giá cao là phương pháp mang lại hiệu quả cao, đơn giản và dễ...

20/05/2024

7 Lượt xem

3 Phút đọc

Lưu ý cần tránh khi chữa đau khớp gối bằng gừng

Lưu ý cần tránh khi chữa đau khớp gối bằng gừng

Chữa đau khớp gối bằng gừng bao gồm việc sử dụng gừng tươi để làm trà, xoa bóp với dầu gừng, hoặc đắp trực tiếp lên khớp gối. Bài viết dưới đây sẽ thông tin...

20/05/2024

5 Lượt xem

3 Phút đọc

Đầu gối bị sưng có phải là bệnh? Cách giảm sưng hiệu quả

Đầu gối bị sưng có phải là bệnh? Cách giảm sưng hiệu quả

Đầu gối bị sưng bắt nguồn từ những nguyên nhân nào và có nghiêm trọng hay không? Các triệu chứng khi bị sưng đau đầu gối là gì? Những biện pháp giúp bệnh nhân...

20/05/2024

7 Lượt xem

9 Phút đọc

Trẻ bị đau đầu gối về đêm, mẹ cần làm gì?

Trẻ bị đau đầu gối về đêm, mẹ cần làm gì?

Trẻ bị đau đầu gối về đêm thường xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Các bậc phụ huynh cần nắm rõ nguyên nhân khiến trẻ em hay kêu đau đầu gối để có biện ...

17/05/2024

24 Lượt xem

9 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG