Nội dung chính
  • 1. Bệnh ung thư tuyến giáp là gì?
  • 2. Ung thư tuyến giáp có chữa được không?
  • 3. Phương pháp điều trị bệnh ung thư tuyến giáp
Nội dung chính
  • 1. Bệnh ung thư tuyến giáp là gì?
  • 2. Ung thư tuyến giáp có chữa được không?
  • 3. Phương pháp điều trị bệnh ung thư tuyến giáp
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Bệnh ung thư tuyến giáp có chữa được không? Tìm hiểu các phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp

Bệnh ung thư tuyến giáp là một trong những bệnh ung thư khá phổ biến tại Việt Nam, chiếm 1-2% trong tổng số các loại ung thư. Khi nghe tới ung thư đa phần mọi người sẽ có tâm trạng lo lắng, hoang mang, tuy nhiên ung thư tuyến giáp được tiên lượng tốt nếu như được chẩn đoán và điều trị sớm. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về căn bệnh ung thư này cùng ISOFHARE qua bài viết dưới đây.
Nội dung chính
  • 1. Bệnh ung thư tuyến giáp là gì?
  • 2. Ung thư tuyến giáp có chữa được không?
  • 3. Phương pháp điều trị bệnh ung thư tuyến giáp

1. Bệnh ung thư tuyến giáp là gì?

Tuyến giáp là một tuyến nội tiết nằm phía trước cổ có dạng như con bướm. Phía trước tuyến giáp là da và cơ, phía sau là khí quản. Tuyến giáp có 2 thùy là thùy trái và thùy phải, được nối với nhau bởi eo tuyến giáp.

Bệnh ung thư tuyến giáp xảy ra khi những tế bào tuyến giáp hoạt động tăng sinh bất thường, biến đổi không tuân theo sự kiểm soát của cơ thể. Ung thư tuyến giáp là bệnh ác tính thường gặp chiếm hơn 90% trong tổng số các ung thư tuyến nội tiết. Tại Việt Nam ung thư tuyến giáp đứng vị trí thứ 9 trong các loại ung thư. Ung thư tuyến giáp biệt hóa chiếm 90% các bệnh nhân ung thư tuyến giáp và được tiên lượng tốt do bệnh tiến triển chậm, có thể phẫu thuật và đáp ứng với điều trị I-131.

2. Ung thư tuyến giáp có chữa được không?

Bệnh ung thư tuyến giáp hoàn toàn có thể điều trị khỏi nếu phát hiện và điều trị sớm. Tiên lượng bệnh tốt hơn so với nhiều bệnh ung thư khác vì các tế bào tuyến giáp biệt hóa tốt (dạng nhú, dạng nang có mức độ ác tính thấp) chiếm 90% trong các loại ung thư tuyến giáp.

Đối với những bệnh nhân ung thư tuyến giáp có kích thước khối u khoảng 2mm thì chỉ cần cắt một bên thùy giáp có ung thư, bên còn lại vẫn hoạt động bình thường. Đối với những bệnh nhân phải cắt cả 2 thùy thì ngoài việc sử dụng thuốc bổ sung hormon tuyến giáp suốt đời thì sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày không có ảnh hưởng gì.

Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám trực tuyến với bác sĩ hoặc gọi đến hotline 19003367 để được hướng dẫn sử dụng ứng dụng!

3. Phương pháp điều trị bệnh ung thư tuyến giáp

a. Phương pháp phẫu thuật

Phẫu thuật là thủ thuật nhằm loại bỏ hoàn toàn khối u và một phần tuyến giáp xung quanh. Đây là phương pháp điều trị cho hầu hết những bệnh nhân mắc ung thư tuyến giáp. Tùy thuộc vào kích thước của khối u mà lựa chọn thủ thuật thích hợp:

Phẫu thuật chuẩn: Tiến hành một đường rạch nhỏ ngay giữa cổ giúp bác sĩ loại bỏ trực tiếp một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp. Tuy nhiên hiện nay phương pháp này ít được sử dụng do tính xâm lấn và để lại sẹo trên cổ.

Phẫu thuật nội soi tuyến giáp: Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến. Bác sĩ rạch một vết mổ nhỏ trên cổ đủ để đưa ống nội soi vào và tiến hành quy trình phẫu thuật dựa trên hình ảnh được camera gắn ở đầu nội soi ghi lại.

Phẫu thuật bằng robot: Một vết mổ được tạo ra ở nơi khác ít mất thẩm mỹ nếu có để lại sẹo như nách, ngực. Sau đó robot sẽ thực hiện việc cắt bỏ tuyến giáp. Tuy nhiên đây không phải là phương pháp được ưu tiên trong phẫu thuật ung thư tuyến giáp.

Phẫu thuật u tuyến giáp

Một số biến chứng có thể gặp phải sau phẫu thuật như tổn thương các tuyến, cơ quan lân cận, nhiễm trùng vết mổ,… Trong trường hợp nếu dây thanh quản bị tổn thương trong khi phẫu thuật người bệnh rất có thể sẽ mất giọng tạm thời hoặc vĩnh viễn.

b. Điều trị hormone

Bệnh nhân sau khi phẫu thuật sẽ được cung cấp một liệu pháp hormon tuyến giáp suốt đời. Ngoài việc thay thế hormon T3, T4 liệu pháp này còn giúp kìm hãm sự phát triển bất thường của tế bào ung thư còn sót lại sau khi tuyến giáp đã được loại bỏ.

Hormone thường được sử dụng thay thế là levothyroxine dạng viên nén, được uống hàng ngày. Một số tác dụng phụ của phương pháp điều trị này là những tương tác xấu đối với những loại thuốc khác mà người bệnh đang sử dụng. Số lượng hormon sẽ khác nhau tùy vào mỗi loại ung thư tuyến giáp, tuổi hay tình trạng sức khỏe của người bệnh.

c. Phóng xạ iod

Tuyến giáp hấp thu iod từ những loại thực phẩm vào cơ thể. Do đó phương pháp xạ trị iod hay còn gọi là iod phóng xạ có thể phá hủy các tế bào ung thư tuyến giáp mà không cần phải phẫu thuật.

Phương pháp này thường được chỉ định đối với những người bệnh mắc ung thư tuyến giáp thể nhú, u nang, thể bào hurthle. Ngoài ra đây cũng là phương pháp có thể áp dụng để điều trị cho những người ung thư tuyến giáp biệt hóa di căn tới hạch bạch huyết, tổ chức khác.

Phương pháp điều trị bằng iod phóng xạ có thể đưa vào cơ thể dưới dạng viên nén hoặc dạng lỏng. Người bệnh cần nhập viện khoảng 2-3 ngày mỗi đợt điều trị và nên hạn chế tiếp xúc với những người khác trong khi điều trị tránh ảnh hưởng có hại từ bức xạ iod.

Phương pháp điều trị này có thể khiến người bệnh buồn nôn, sưng ở cổ vị trí có tuyến giáp, viêm tuyến nước bọt,… Khi lượng iod phóng xạ lớn được tích lũy có thể dẫn tới vô sinh nhất là nam giới. Đối với nữ giới cần tránh mang thai ít nhất là 1 năm sau khi điều trị phóng xạ iod.

d. Điều trị xạ trị

Xạ trị là phương pháp sử dụng tia X chiếu trực tiếp vào cơ thể để tiêu diệt các tế bào bệnh ung thư tuyến giáp. Xạ trị chỉ được chỉ định trong một số trường hợp, điển hình là ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối khi các tế bào ung thư di căn tới các cơ quan khác. Xạ trị thường được sử dụng sau khi phẫu thuật, tập trung vào một khu vực nhất định không được chỉ định với bệnh nhân trẻ tuổi.

Tác dụng phụ không mong muốn của phương pháp sẽ phụ thuộc vào liều lượng và diện tích điều trị. Một số trường hợp có thể đỏ da, buồn nôn, mệt mỏi,… Tuy nhiên các tác dụng phụ này sẽ biến mất sau mỗi lần điều trị.

e. Điều trị hóa trị

Điều xạ trị u tuyến giáp

Hóa trị là phương pháp sử dụng thuốc để ức chế các tế bào ung thư thông qua cơ chế ức chế kìm hãm sự phát triển. Tác dụng phụ của việc điều trị bằng hóa trị sẽ phụ thuộc vào từng cá nhân người bệnh cũng như liều lượng thuốc. Những tác dụng phụ có thể gặp như mệt mỏi, buồn nôn, rụng tóc, tiêu chảy, nhiễm trùng,… Giống như xạ trị các tác dụng phụ của hóa trị cũng sẽ mất sau khi người bệnh ngừng sử dụng thuốc.

 Mọi thắc mắc xin vui lòng gửi tới IVIE - Bác sĩ ơi để được hỗ trợ sớm nhất.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 31/08/2021 - Cập nhật 13/05/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Làm thế nào để phát hiện sớm bệnh ung thư tuyến giáp?

Làm thế nào để phát hiện sớm bệnh ung thư tuyến giáp?

Tại sao ngày nay tỷ lệ mắc ung thư lại gia tăng? Có phải do sự thay đổi như béo phì, ô nhiễm môi trường, thức ăn nhiều giàu mỡ, công nghiệp phát triển,... dẫn...

30/09/2021

1540 Lượt xem

4 Phút đọc

Xạ trị trong điều trị ung thư tuyến giáp: Mục đích và cách...

Xạ trị trong điều trị ung thư tuyến giáp: Mục đích và cách...

Ung thư tuyến giáp chỉ chiếm 1% trong số các loại ung thư nhưng đứng hàng đầu trong số các bệnh lý ung thư hệ nội tiết. May mắn thay, ung thư tuyến giáp có...

01/09/2021

665 Lượt xem

5 Phút đọc

Chế độ ăn lành mạnh cho người mắc ung thư tuyến giáp

Chế độ ăn lành mạnh cho người mắc ung thư tuyến giáp

Những người mắc bệnh ung thư tuyến giáp luôn phải tuân thủ chế độ ăn hết sức nghiêm ngặt. Bởi bên cạnh tiến triển của bệnh, các tác dụng phụ từ hóa, xạ trị,...

01/09/2021

1437 Lượt xem

5 Phút đọc

Ung thư tuyến giáp thể nhú giai đoạn một có thể chữa khỏi...

Ung thư tuyến giáp thể nhú giai đoạn một có thể chữa khỏi...

Khi nhắc đến căn bệnh ung thư quái ác chắc hẳn mọi người thường nghĩ đến những khả năng xấu có thể xảy đến với người bệnh. Với hầu hết các bệnh tật nói chung,...

01/09/2021

25199 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG