Nội dung chính
  • 1. Bệnh thương hàn là bệnh lý?
  • 2. Tác nhân gây bệnh
  • 3. Đặc điểm của bệnh
Nội dung chính
  • 1. Bệnh thương hàn là bệnh lý?
  • 2. Tác nhân gây bệnh
  • 3. Đặc điểm của bệnh
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Bệnh thương hàn: căn bệnh thường xuất hiện vào mùa mưa lũ

Bệnh thương hàn là một trong những bệnh lý cấp tính, có đường lây truyền qua hệ tiêu hóa, do đó dễ bùng phát thành dịch. Tổ chức Y tế Thế giới đã khuyến cáo và đưa thương hàn vào là một trong số bệnh truyền nhiễm quan trọng. Bệnh khởi phát do tình trạng sinh hoạt khó khăn, thiếu thốn, vệ sinh không đảm bảo dẫn đến suy nhược cơ thể, giảm hệ miễn dịch. Một số nghiên cứu chỉ ra đây cũng chính là nguyên nhân lý giải tại sao bệnh thương hàn thường bùng phát mạnh sau mùa mưa lũ. 
Nội dung chính
  • 1. Bệnh thương hàn là bệnh lý?
  • 2. Tác nhân gây bệnh
  • 3. Đặc điểm của bệnh

 

1. Bệnh thương hàn là bệnh lý?

Bệnh thương hàn: căn bệnh thường xuất hiện vào mùa mưa lũ

Thương hàn bệnh lý dễ bùng phát vào thời điểm mưa lũ.

Thương hàn là bệnh nhiễm khuẩn toàn thân do trực khuẩn Salmonella typhi và Salmonella paratyphi A,B,C gây ra. Bệnh lây theo đường tiêu hoá, có đặc điểm lâm sàng là sốt và gây nhiều biến chứng nặng có thể dẫn đến tử vong.

Trong bệnh cảnh thương hàn, S. typhi thường gây bệnh cảnh nặng hơn so với S. paratyphi A,B,C nhưng không phân biệt được trên lâm sàng.

Các vi khuẩn thương hàn được xếp vào giống Salmonella thuộc họ vi khuẩn đường ruột. Cho đến năm 2004 người ta đã phân lập được hơn 2400 typ vi khuẩn Salmonella gây bệnh ở người và động vật, trong đó:

- Salmonella typhi và Salmonella paratyphi A,B,C chỉ gây bệnh thương hàn người.

- Những týp huyết thanh Salmonellae khác, còn được gọi là Salmonellae không gây bệnh thương hàn, có thể xâm nhập gây bệnh trên hệ tiêu hoá của người và động vật.

2. Tác nhân gây bệnh

Các vi khuẩn Salmonella có đặc điểm giống nhau, là các trực khuẩn Gram âm, không có vỏ, di động nhờ lông mao, mọc trên môi trường thạch máu, lên

men đường glucose tạo ra acid và làm giảm nitrat, nhưng không lên men lactoza. Các trực khuẩn này có thể sống trong nước trong một thời gian dài, chống lại một số hoá chất như: xanh brilliant, sodium tetrathionate, sodium deoxycholate (những chất này ngăn cản sự phát triển của các vi khuẩn đường ruột khác).

Salmonella có 3 loại kháng nguyên:

1. Kháng nguyên 0, là kháng nguyên thân, bản chất là lipopolysaccharid của màng tế bào.

2. Kháng nguyên H, là kháng nguyên lông bản chất là protein.

3. Ngoài ra, Salmonella còn có kháng nguyên Vi, là kháng nguyên vỏ, bản chất là polysaccharide.

Nội độc tố: Salmonella có nội độc tố gồm 3 lớp. Lớp ngoài (O), lớp giữa (R) và lớp nền (lớp lipid A).

Vi khuẩn thương hàn cũng có cơ chế kháng kháng sinh thông qua các plasmid.

Dựa theo đặc điểm sinh học, vật chủ và đặc điểm bệnh lý, các Salmonella typhi và Salmonella paratyphi A, B, C được xác định là căn nguyên gây bệnh thương hàn ở người.

Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám trực tuyến với bác sĩ hoặc gọi đến hotline 19003367 để được hướng dẫn sử dụng ứng dụng!

3. Đặc điểm của bệnh

Người bệnh: người bệnh thải vi khuẩn theo phân

Người bệnh: người bệnh thải vi khuẩn theo phân

Sốt thương hàn đến nay vẫn còn là vấn đề sức khoẻ toàn cầu, với ước tính khoảng 16 triệu người trên toàn thế giới và 600 ngàn người tử vong mỗi năm. Đối với các nước đã phát triển do cải thiện vệ sinh ăn uống và xử lý tốt nguồn nước nên bệnh hiếm gặp. Tuy nhiên ở nhiều nước đang phát triển, bệnh thường gây thành dịch, đặc biệt là ở Ấn Độ, Đông Nam Á, Trung Mỹ, Nam Mỹ và châu Phi. Một số đặc điểm có liên quan đến dịch thương hàn là dân số phát triển nhanh, tăng sự đô thị hoá, xử lý chất thải của người không đầy đủ, cung cấp nước bị hạn chế và hệ thống chăm sóc sức khoẻ bị quá tải.

Tại Việt Nam, cũng đã từng xảy ra một số vụ dịch do Samonella typhi. Bệnh gây thành dịch ở một số tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, và gây dịch địa phương ở một số tỉnh phía Bắc. Cũng như các khuyến cáo chung, tại Việt Nam đã xuất hiện các chủng Salmonella kháng thuốc.

- Nguồn bệnh

Khác với các typ huyết thanh khác, các vi khuẩn thương hàn chỉ có vật chủ là người nên bệnh chỉ lan truyền thông qua tiếp xúc trực tiếp với người bệnh đang ở giai đoạn nhiễm khuẩn cấp tính hoặc mang vi khuẩn mạn tính.

Người bệnh: người bệnh thải vi khuẩn theo phân, nước tiểu, chất nôn, mủ từ ổ áp xe... gây nhiễm thức ăn, nước uống.

Người bệnh trong thời kỳ hồi phục: Trong thời kỳ hồi phục, khoảng 20% số bệnh nhân tiếp tục thải vi khuẩn trong 2 tháng và 10% tiếp tục thải vi khuẩn trong 3 tháng.

Người lành mang trùng mạn tính: khoảng 3% số bệnh nhân thương hàn trở thành người lành mang trùng, đào thải vi khuẩn trên 1 năm. Đây là nguồn bệnh quan trọng, rất khó kiểm soát, đặc biệt là người làm nghề bán thực phẩm, nhân viên y tế, chăm sóc bệnh nhân, giữ trẻ, tiếp viên cửa hàng ăn uống.

- Đường lây truyền

Nước: vi khuẩn thương hàn có thể sống trong nước, ao, hồ đến vài tuần lễ, nhưng chỉ sống ở nước cống rãnh trong vòng một tuần lễ.

Thực phẩm: hay gặp trong các sản phẩm sữa, thịt. Vi khuẩn thương hàn có thể phát triển trong sữa và các chế phẩm mà vẫn không làm thay đổi tính chất mùi vị của sữa.

Đường lây bệnh qua thức ăn.

Đường lây bệnh qua thức ăn.

Đường lây trực tiếp phân miệng: đến nay ít gặp, hay gặp ở trẻ em, hoặc lây gián tiếp qua ruồi nhặng, côn trùng mang vi khuẩn từ phân đến thức ăn.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 28/12/2021 - Cập nhật 28/12/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Theo quan niệm dân gian: Mắc thủy đậu cần kiêng gió, kiêng...

Theo quan niệm dân gian: Mắc thủy đậu cần kiêng gió, kiêng...

Thủy đậu: căn bệnh truyền nhiễm dễ lây truyền và có đến hơn 90% người mắc bệnh nếu chưa có miễn dịch. Từ xưa đến nay nếu phát hiện sớm và điều trị thì bệnh...

19/01/2022

4464 Lượt xem

5 Phút đọc

Gánh nặng bệnh truyền nhiễm đang có xu hướng gia tăng tại...

Gánh nặng bệnh truyền nhiễm đang có xu hướng gia tăng tại...

Những bệnh truyền từ người sang người hoặc từ động vật sang người được gọi là bệnh truyền nhiễm. Một số bệnh được truyền qua đường không khí cùng với nước bọt...

19/01/2022

1296 Lượt xem

3 Phút đọc

6 thể bệnh xuất hiện phổ biến trong bệnh lý truyền nhiễm

6 thể bệnh xuất hiện phổ biến trong bệnh lý truyền nhiễm

Bệnh truyền nhiễm theo nhận định của các chuyên gia, bệnh luôn là mối quan tâm hàng đầu trên toàn thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng. Đối tượng mắc bệnh có ...

19/01/2022

957 Lượt xem

3 Phút đọc

Điểm mặt 10 thể bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện và bệnh tái ...

Điểm mặt 10 thể bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện và bệnh tái ...

Bệnh truyền nhiễm là bệnh lý dễ lây truyền với tốc độ nhanh chóng, nếu không được khống chế thì có thể hình thành những ổ dịch lớn, vừa và nhỏ. Qua bài viết...

19/01/2022

1226 Lượt xem

3 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG