Nội dung chính
  • 1. Bệnh thận mạn tính là gì?
  • 2.  Nguyên nhân của bệnh thận mạn tính
  • 3. Triệu chứng và các giai đoạn của bệnh thận mạn tính
  • 4.  Điều trị bệnh thận mạn tính
Nội dung chính
  • 1. Bệnh thận mạn tính là gì?
  • 2.  Nguyên nhân của bệnh thận mạn tính
  • 3. Triệu chứng và các giai đoạn của bệnh thận mạn tính
  • 4.  Điều trị bệnh thận mạn tính
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Bệnh thận mạn tính – kẻ giết người thầm lặng

Bệnh thận mạn tính là gì? Nguyên nhân của bệnh thận mạn tính,  Triệu chứng và các giai đoạn của bệnh thận mạn tính và cách điều trị bệnh thận mạn tính. Bài viết dưới đây được sự tham vấn y khoa từ bác sĩ, cùng đọc để tìm hiểu về bệnh thận mạn tính nhé!
Nội dung chính
  • 1. Bệnh thận mạn tính là gì?
  • 2.  Nguyên nhân của bệnh thận mạn tính
  • 3. Triệu chứng và các giai đoạn của bệnh thận mạn tính
  • 4.  Điều trị bệnh thận mạn tính

Bệnh thận mạn tính là một trong 10 bệnh lý mạn tính có tỉ lệ tử vong cao nhất thế giới. Theo các thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2018, tổng số bệnh nhân trên toàn thế giới có bệnh thận mạn tính đã lên mức xấp xỉ 500 triệu người.

Riêng tại Hoa Kỳ, có khoảng 37 triệu người có bệnh thận mạn tính, chiếm khoảng 15% dân số trưởng thành của quốc gia này. Hình dung một cách đơn giản hơn, cứ 7 người thì có 1 người có bệnh thận mạn tính; và đặc biệt, đối với nhóm bệnh nhân đái tháo đường, cứ 3 người thì lại có 1 người xuất hiện biến chứng về thận.

Bệnh thận mạn tính là gì?

Tại Việt Nam, các thống kê không đầy đủ cho thấy có khoảng 5 – 7 triệu người đang sống chung với bệnh thận mạn tính ở các giai đoạn khác nhau. Căn bệnh này cũng là thủ phạm của 1.2 triệu ca tử vong mỗi năm trên toàn cầu. Mặt khác, khoảng 3 – 5 triệu người cần đến lọc máu mỗi năm, để lại gánh nặng khổng lồ về tài chính và y tế cho các quốc gia.   

1. Bệnh thận mạn tính là gì?

Hiểu một cách đơn giản, theo định nghĩa của hội Thận học quốc tế, bệnh thận mạn tính là thuật ngữ được sử dụng để chỉ các bất thường về hình thái, cấu trúc hoặc chức năng của thận tồn tại trong khoảng thời gian tối thiểu 3 tháng. Định nghĩa này được đặt ra để phân biệt bệnh thận mạn tính với các trường hợp tổn thương thận cấp tính (chức năng thận suy nhanh chóng nhưng có thể hồi phục được). 

Bệnh thận mạn tính là gì?

Bác sĩ sẽ cần đến những xét nghiệm máu, nước tiểu và chẩn đoán hình ảnh, kết hợp với tiền sử bệnh tật của bệnh nhân để đưa ra kết luận bệnh nhân có bệnh thận mạn tính hay không. Tuy nhiên, một điều đáng buồn là có một tỉ lệ không nhỏ bệnh nhân không hề có tiền sử bệnh đặc biệt nhưng khi được chẩn đoán thì bệnh đã ở giai đoạn rất muộn. 

Đặt khám theo yêu cầu tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức theo số tổng đài 19003367 hoặc đặt khám chủ động qua ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi!

2.  Nguyên nhân của bệnh thận mạn tính

Có rất nhiều nguyên nhân gây suy giảm chức năng thận, trong đó theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, đái tháo đường là nguyên nhân thường gặp nhất gây bệnh thận mạn tính tại các nước phát triển. Trong khi đó, ở các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, viêm cầu thận mạn là nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh thận mạn. Ngoài ra, bệnh thận mạn tính còn có thể là hậu quả của các nguyên nhân được liệt kê dưới đây:

- Bệnh toàn thân mạn tính: đái tháo đường, tăng huyết áp, gút, béo phì…

- Bệnh hệ thống, tự miễn: lupus ban đỏ hệ thống, viêm mạch hệ thống, xơ cứng bì…

- Bệnh lý cầu thận nguyên phát: bệnh thận IgA, xơ hóa ổ-cục bộ, viêm cầu thận màng….

Nguyên nhân của bệnh thận mạn tính

- Bệnh lý cầu thận thứ phát do viêm gan virus (B, C), HIV, ung thư, bệnh máu ác tính…

- Viêm ống kẽ thận mạn do thuốc, do bệnh lý chuyển hóa…

- Sỏi thận và tiết niệu, tình trạng viêm thận bể thận mạn tính, các chấn thương gây rối loạn tiểu tiện,…

- Các bất thường bẩm sinh và di truyền: bệnh thận đa nang, hội chứng Alport, bệnh thận màng đáy mỏng, hội chứng Fanconi…

Dù nguyên nhân là gì trong số các lí do đề cập ở trên, kết cục trên thận của các bệnh lý này cũng làm chức năng của thận suy giảm, dần dần khiến thận mất chức năng và không thể đảm nhận được chức năng sinh lý bình thường của nó như: sản xuất nước tiểu, loại thải chất độc cho cơ thể, chức năng nội tiết…

3. Triệu chứng và các giai đoạn của bệnh thận mạn tính

Bệnh thận mạn tính còn được biết đến với tên gọi kẻ giết người thầm lặng vì triệu chứng của bệnh tương đối mờ nhạt ở giai đoạn đầu của bệnh, thậm chí bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Ở giai đoạn này, các cầu thận không bị tổn thương vẫn đủ sức “gánh vác” nhiệm vụ thay cho các cầu thận bị tổn thương. Khi ở giai đoạn muộn hơn, khi phần lớn các cầu thận đã “mệt và đuối sức”, triệu chứng của bệnh sẽ được thể hiện ra bên ngoài do có sự gia tăng các chất độc trong máu (không được lọc ra ngoài vì thận suy), bao gồm:

- Cảm giác mệt mỏi kéo dài, khó khăn trong hoạt động lao động hằng ngày

- Nôn, buồn nôn, chán ăn

Triệu chứng và các giai đoạn của bệnh thận mạn tính

- Da xanh, nhợt nhạt, hoa mắt, chóng mặt do hệ quả của thiếu máu 

- Phù hai chi dưới hoặc toàn thân

- Tiểu ít dần, nước tiểu có thể có nhiều bọt, lâu tan

- Các triệu chứng nặng hơn bao gồm: khó thở, cơn tăng huyết áp, ho khạc bọt hồng, xuất huyết tiêu hóa, chảy máu mũi, co giật… thậm chí hôn mê và tử vong.

Dựa vào chỉ số creatinin trong máu, các bác sĩ sẽ tính được thông số mức lọc cầu thận, đại diện cho khả năng lọc của thận người bệnh. Từ đó, bệnh thận mạn tính được chia làm 5 giai đoạn, trong đó, giai đoạn 1 đến 4 có thể điều trị bằng thuốc (tương đương với mức lọc cầu thận từ 15 ml/phút trở lên), trong khi đó suy thận giai đoạn 5 (mức lọc cầu thận < 15 ml/phút) thường yêu cầu cần có sự hỗ trợ của lọc máu ngoài cơ thể (chạy thận nhân tạo) để đảm bảo an toàn cho tính mạng của người bệnh.

4.  Điều trị bệnh thận mạn tính

Bệnh thận mạn tính không thể chữa khỏi hoàn toàn. Việc điều trị bệnh thận mạn tính chủ yếu là các biện pháp nhằm ngăn chặn sự suy giảm thêm về chức năng thận, dựa trên nguyên nhân gây suy thận và mức độ suy thận của người bệnh. Có hai hướng điều trị chính đối với bệnh nhân có bệnh thận mạn: điều trị bảo tồn (với bệnh nhân có bệnh thận mạn từ giai đoạn 1 đến giai đoạn 4) và điều trị thay thế (với bệnh nhân có bệnh thận mạn giai đoạn 5).

Điều trị bệnh thận mạn tính

Đối với bệnh nhân có chỉ định bảo tồn, một chế độ ăn giảm đạm, uống đủ nước, duy trì lối sống lành mạnh, hạn chế vận động thể lực nặng kết hợp với các thuốc kiểm soát huyết áp, bổ sung các vi chất cần thiết, đạm thận… là phương pháp được khuyến cáo để hạn chế mức độ suy giảm chức năng thận. Điều đáng chú ý là việc phát hiện càng sớm bệnh thì hiệu quả điều trị của bệnh càng cao. Do đó, kiểm tra sức khỏe định kỳ (bao gồm cả xét nghiệm máu và nước tiểu) được khuyến cáo để tầm soát và phát hiện sớm các tổn thương thận ở giai đoạn đầu.

Đối với bệnh nhân có bệnh thận giai đoạn cuối (giai đoạn 5), chức năng thận rất kém và không thể hồi phục, chỉ định điều trị thay thế được đặt ra. Người bệnh tùy điều kiện và bệnh lý nền, có thể được tư vấn lựa chọn 1 trong 3 phương pháp: thận nhân tạo chu kỳ, lọc màng bụng hoặc ghép thận. Mỗi một phương pháp có những ưu nhược điểm riêng và sẽ được trình bày trong các bài viết tiếp theo. 

Tóm lại, bệnh thận mạn tính có những triệu chứng không đặc hiệu nhưng gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe nếu phát hiện muộn. Bệnh không thể điều trị khỏi dứt điểm và để lại gánh nặng rất lớn về tài chính, y tế cho bản thân người bệnh cũng như xã hội. Phát hiện sớm bệnh thông qua khám sức khỏe định kỳ là phương phát hữu hiệu để giảm thiểu nguy cơ tiến triển của bệnh và giúp người bệnh có thể chung sống “hòa bình” với bệnh về sau này.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh 

IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 14/06/2021 - Cập nhật 14/06/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Sỏi tiết niệu: giải đáp về điều trị, nội soi, tán sỏi, biến ...

Sỏi tiết niệu: giải đáp về điều trị, nội soi, tán sỏi, biến ...

Tán sỏi ngoài cơ thể, Nội soi lấy sỏi ngược dòng, Tán sỏi qua da bằng đường hầm nhỏ, Ống thông niệu quản...bác sĩ sẽ giải đáp thắc mắc trong bài viết dưới đây. ...

27/04/2022

1067 Lượt xem

7 Phút đọc

Bệnh thận đa nang di truyền và những điều cần biết

Bệnh thận đa nang di truyền và những điều cần biết

Trong số các bệnh lý thận di truyền, thận đa nang là bệnh lý thường gặp. Bệnh không chỉ dẫn đến suy thận giai đoạn cuối mà còn có thể dẫn đến nhiều biến chứng...

27/04/2022

2260 Lượt xem

5 Phút đọc

5 loại thực phẩm tốt cho người mắc sỏi thận theo đông y

5 loại thực phẩm tốt cho người mắc sỏi thận theo đông y

Các bài thuốc điều trị sỏi thận theo quan điểm Đông y có thành phần chủ yếu là các dược liệu, thảo dược từ thiên nhiên, thậm chí là những loại rau quả rất quen ...

27/04/2022

1725 Lượt xem

4 Phút đọc

5 nguyên tắc vàng trong chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân có...

5 nguyên tắc vàng trong chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân có...

Khi được chẩn đoán bệnh thận mạn tính, người bệnh bắt đầu hành trình điều trị gian nan và nhiều khó khăn. Vì bệnh không thể chữa dứt điểm, nên các biện pháp...

14/06/2021

1626 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG