Nội dung chính
  • 1. Triệu chứng của bệnh qua từng giai đoạn
  • 2. Cận lâm sàng chẩn đoán bệnh
  • 3. Phân độ lâm sàng
  • 4. Phương pháp phòng bệnh 
Nội dung chính
  • 1. Triệu chứng của bệnh qua từng giai đoạn
  • 2. Cận lâm sàng chẩn đoán bệnh
  • 3. Phân độ lâm sàng
  • 4. Phương pháp phòng bệnh 
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Bệnh Tay- Chân- Miệng khi vào mùa có xu hướng gia tăng nhanh chóng

Trong bối cảnh hiện nay, Tổ chức Y tế thế giới WHO đã thống kê: bệnh Tay- Chân- Miệng đang phổ biến tại nhiều quốc gia châu Á và đang có dấu hiệu bùng phát trở lại thành đợt dịch ở nhiều khu vực trên toàn cầu. Những năm trở lại đây, các quốc gia châu Á như Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan và Việt Nam tỷ lệ số ca mắc bệnh tăng nhanh trở lại.
Nội dung chính
  • 1. Triệu chứng của bệnh qua từng giai đoạn
  • 2. Cận lâm sàng chẩn đoán bệnh
  • 3. Phân độ lâm sàng
  • 4. Phương pháp phòng bệnh 

1. Triệu chứng của bệnh qua từng giai đoạn

Trẻ có thể sốt cao, đây là một dấu hiệu lưu ý nguy cơ biến chứng.

Trẻ có thể sốt cao, đây là một dấu hiệu lưu ý nguy cơ biến chứng. 

- Giai đoạn ủ bệnh: thường từ 3 đến 7 ngày, thường không có triệu chứng. 

- Giai đoạn khởi phát

Sau thời gian ủ, bệnh thường khởi phát với các triệu chứng như sốt nhẹ, tiêu lỏng vài lần trong ngày phân không có máu, mũi, trẻ biếng ăn, kém linh hoạt. Ngoài ra biểu hiện sốt, đau họng cũng là các dấu hiệu khởi phát thường gặp. 

- Giai đoạn toàn phát

Sau 1-2 ngày sẽ xuất hiện các triệu chứng điển hình với biểu hiện phát ban ở các vị trí đặc hiệu và đau loét miệng. Trường hợp nặng có các biểu hiện biến chứng thần kinh và tim mạch.

  • Loét miệng: vết loét đỏ hay bóng nước đường kính 2-3 mm ở vòm khẩu cái, niêm mạc má, lợi, lưỡi.
  • Phát ban dạng phỏng nước:  Thường ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, ít gặp hơn là gối, mông. Kích thước khoảng 2 : 10 mm. Bóng nước có hình bầu dục, nổi cộm hay ẩn dưới da, trên nền hồng ban, không đau. Khi bóng nước khô để lại vết thâm da, không loét. Các trường hợp bệnh không điển hình chỉ có loét miệng, ban ở da rất ít, hay không rõ dạng bóng nước mà là dạng sản, hồng ban. 
  • Trẻ có thể sốt cao, đây là một dấu hiệu lưu ý nguy cơ biến chứng. 
  • Nên có thể kéo dài đến giai đoạn toàn phát. Nôn nhiều là một trong những yếu tố nguy cơ biến chứng. 
  • Khó ngủ, quấy khóc.

Trong giai đoạn toàn phát, một số trường hợp có thể có các dấu hiệu biến chứng về thần kinh, hô hấp tim mạch.

Biến chứng thần kinh

Biến chứng thần kinh ở trẻ: giật mình, quấy khóc...

Biến chứng về thần kinh gồm viêm màng não virus và hiếm hơn là viêm não:

  • Giật mình, quấy khóc, đi loạng choạng, run chi, nhìn ngược. 
  • Lừ đừ, ngủ gà.
  • Yếu liệt chi (liệt mềm cấp).
  • Liệt dây thần kinh sọ não.
  • Co giật, hôn mê là dấu hiệu nặng, thường đi kèm với suy hô hấp, tuần hoàn:

Biến chứng hô hấp tim mạch gồm viêm cơ tim cấp, viêm phổi.

  • Mạch nhanh > 150 /p.
  • Thời gian đổ đầy mao mạch chậm trên 3 giây.
  • Da nổi vân tím, vã mồ hôi.
  • Huyết áp tăng (HA tâm thu: trẻ dưới 2 tuổi 115 mmHg, trẻ trên 2 tuổi 120 mmHg).
  • Mạch huyết áp không đo được là dấu hiệu tiên lượng xấu. - Khó thở: thở nhanh, rút lõm ngực, thở rít thanh quản, thở không đều. - Sùi bọt hồng, phổi nhiều ran ẩm khi có biến chứng phù phổi cấp.

- Giai đoạn phục hồi: sau 7-10 ngày đa số bệnh nhân thường hồi phục hoàn toàn.

Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám trực tuyến với bác sĩ hoặc gọi đến hotline 19003367 để được hướng dẫn sử dụng ứng dụng!

2. Cận lâm sàng chẩn đoán bệnh

Các xét nghiệm được chỉ định thông thường

Các xét nghiệm được chỉ định thông thường

Hầu hết các trường hợp Tay - Chân - Miệng bệnh thường diễn biến lành tính, các xét nghiệm được chỉ định thông thường gồm:

- Công thức máu: bạch cầu thường trong giới hạn bình thường. Bạch cầu | trên 15000/mmo mà không có bằng chứng nhiễm vi khuẩn là dấu hiệu tiên lượng nặng. 

- C-Reactive Protein (CRP) giúp chẩn đoán phân biệt với nhiễm vi khuẩn. 

- Trong trường hợp nặng, có biến chứng cần làm thêm các xét nghiệm: 

- Đường huyết, ion đồ, X-quang phổi để xác định biến chứng. Đường huyết tăng > 150 mg% là yếu tố tiên lượng nặng. 

- Khí máu khi có suy hô hấp: thở nhanh, rút lõm ngực hay SpO, < 92%. 

- Troponin I khi nhịp tim nhanh 150 lần/phút, nghi ngờ viêm cơ tim hoặc sốc. 

- Dịch não tủy: xác định biến chứng thần kinh, phân biệt nguyên nhân nhiễm khuẩn khác: 

  • Tế bào dịch não tủy thường trong giới hạn bình thường hoặc bạch cầu tăng với tỉ lệ bạch cầu đơn nhân chiếm ưu thế. Trong giai đoạn sớm có thể tăng bạch cầu từ 100-1000 bạch cầu/ mm, đa nhân chiếm ưu thế.
  • Protein tăng dưới 1g/l, glucose bình thường. 

- Xét nghiệm vi sinh tìm tác nhân gây bệnh: phết họng, phết phỏng nước, phết trực tràng để thực hiện xét nghiệm Real time PCR hoặc phân lập virus. 

  • Phết họng: cần đưa que phết họng phết vào thành sau họng đủ mạnh để bệnh nhân có phản xạ ho hay ói, cho ngay que vào môi trường chuyên chở. 
  • Phết trực tràng: dùng que phết trực tràng qua hậu môn khoảng 2 cm, xoay 360°, rút que phết trực tràng cho ngày vào môi trường chuyên chở. 
  • Phết bóng nước: khử khuẩn bề mặt bóng nước bằng cồn 70°, để khô. Dùng lancet làm vỡ bóng nước ngay vùng trung tâm, sau đó dùng que phết vào dịch phỏng nước và cho vào môi trường chuyên chở.

3. Phân độ lâm sàng

Độ 1: chỉ loét miệng và/hoặc tổn thương da.

Độ 2: biến chứng thần kinh hoặc tim mạch mức độ trung bình. Gồm rung giật cơ kèm theo 1 trong các dấu hiệu sau:

  • Đi loạng choạng.
  • Ngủ gà. 
  • Yếu liệt chi. 
  • Mạch nhanh >150 lần/phút (khi trẻ nằm yên và không sốt). 
  • Sốt cao 39°5C (nhiệt độ hậu môn).

Độ 3: biến chứng nặng về thần kinh, hô hấp, tim mạch.

  • Co giật, hôn mê (Glasgow < 10 điểm).
  • Khó thở: thở nhanh, rút lõm ngực, SpO, < 92% (không oxy hỗ trợ).
  • Mạch nhanh >170 lần/phút hoặc tăng huyết áp.

Độ 4: biến chứng rất nặng, khó hồi phục

  • Phù phổi cấp.
  • Sốc, truỵ mạch.

4. Phương pháp phòng bệnh 

 - Nguyên tắc phòng bệnh

  • Hiện chưa có vaccin phòng bệnh đặc hiệu. 
  • Áp dụng các biện pháp phòng bệnh đối với bệnh lây qua đường tiêu hoá, đặc biệt chú ý tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây. 

- Phòng bệnh ở cộng đồng

  • Xử lý chất thải theo quy trình phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá.
  • Vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng (đặc biệt sau khi thay quần áo, tã, sau khi tiếp xúc với phân, nước bọt).
  • Rửa sạch đồ chơi, vật dụng, sàn nhà. 
  • Lau sàn nhà bằng dung dịch khử khuẩn Cloramin B 2%.
  • Cách ly trẻ bệnh tại nhà. Không đến nhà trẻ, trường học trong tuần đầu tiên của bệnh.
  • Làm sạch môi trường sống

Đối tượng trẻ dưới 6 tuổi, có nguy cơ mắc virus chân tay miệng với tỷ lệ cao nhất. Chính vì vậy, trong môi trường vui chơi, học tập của trẻ, phụ huynh và cô giáo cần chủ động thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe của các bé, kịp thời phát hiện sớm những dấu hiệu của bệnh Tay- Chân- Miệng. Khi phát hiện trẻ mắc bệnh, không nên đưa trẻ đến lớp và hạn chế môi trường tiếp xúc với các trẻ khác để tránh hình thành dịch bệnh. Người mắc bệnh cần được nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị, cũng như cách ly ít nhất 10 ngày, tránh cho dịch bệnh lây lan.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 28/12/2021 - Cập nhật 28/12/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Theo quan niệm dân gian: Mắc thủy đậu cần kiêng gió, kiêng...

Theo quan niệm dân gian: Mắc thủy đậu cần kiêng gió, kiêng...

Thủy đậu: căn bệnh truyền nhiễm dễ lây truyền và có đến hơn 90% người mắc bệnh nếu chưa có miễn dịch. Từ xưa đến nay nếu phát hiện sớm và điều trị thì bệnh...

19/01/2022

4426 Lượt xem

5 Phút đọc

Gánh nặng bệnh truyền nhiễm đang có xu hướng gia tăng tại...

Gánh nặng bệnh truyền nhiễm đang có xu hướng gia tăng tại...

Những bệnh truyền từ người sang người hoặc từ động vật sang người được gọi là bệnh truyền nhiễm. Một số bệnh được truyền qua đường không khí cùng với nước bọt...

19/01/2022

1264 Lượt xem

3 Phút đọc

6 thể bệnh xuất hiện phổ biến trong bệnh lý truyền nhiễm

6 thể bệnh xuất hiện phổ biến trong bệnh lý truyền nhiễm

Bệnh truyền nhiễm theo nhận định của các chuyên gia, bệnh luôn là mối quan tâm hàng đầu trên toàn thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng. Đối tượng mắc bệnh có ...

19/01/2022

931 Lượt xem

3 Phút đọc

Điểm mặt 10 thể bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện và bệnh tái ...

Điểm mặt 10 thể bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện và bệnh tái ...

Bệnh truyền nhiễm là bệnh lý dễ lây truyền với tốc độ nhanh chóng, nếu không được khống chế thì có thể hình thành những ổ dịch lớn, vừa và nhỏ. Qua bài viết...

19/01/2022

1198 Lượt xem

3 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG