Nội dung chính
  • 1. Triệu chứng của bệnh
  • 3. Biến chứng của bệnh
  • 4. Xét nghiệm chẩn đoán bệnh
  • 4. Phương thức phòng bệnh
Nội dung chính
  • 1. Triệu chứng của bệnh
  • 3. Biến chứng của bệnh
  • 4. Xét nghiệm chẩn đoán bệnh
  • 4. Phương thức phòng bệnh
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Bệnh sốt mò: căn bệnh dễ gây nhầm lẫn với một số bệnh lý khác

Bệnh sốt mò: một trong những bệnh lý gây nhiễm trùng cấp tính. Tỷ lệ tử vong lên đến 30% nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Bệnh lây truyền từ người này sang người qua qua ấu trùng mò. Với những triệu chứng dễ nhầm lẫn với bệnh lý khác mà gây chẩn đoán nhầm. Hãy cùng ISOFHCARE tìm hiểu bệnh lý này qua bài viết dưới đây nhé!
Nội dung chính
  • 1. Triệu chứng của bệnh
  • 3. Biến chứng của bệnh
  • 4. Xét nghiệm chẩn đoán bệnh
  • 4. Phương thức phòng bệnh

1. Triệu chứng của bệnh

- Thời kỳ nung bệnh

Thời kỳ nung bệnh kéo dài từ 6 - 18 ngày, trung bình từ 10 - 12 ngày sau khi bị ấu trùng mò đốt.

Thời kỳ này cần tìm vết loét do ấu trùng mò đốt. Vết đốt thường ở nơi kín đáo, da mềm, không đau nên bệnh nhân không để ý. Khởi đầu là một nốt sần đỏ, giữa có mọng nước sau đó sẽ vỡ ra và loét hoại tử, nổi gờ lên mặt da, có viền đỏ và có dịch xuất tiết sau đó đóng vẩy đen (Eschar). Tại khu vực bị mò đốt có phản ứng hạch viêm địa phương, nhưng không có biểu hiện sưng nóng, đỏ, không đau.

- Thời kỳ khởi phát

Sốt là triệu chứng xuất hiện trong thời kỳ khởi phát.

Sốt là triệu chứng xuất hiện trong thời kỳ khởi phát.

Biểu hiện chính là sốt. Bệnh nhân thường có sốt đột ngột, rét run. Sau vài ngày nhiệt độ tăng dần lên, nhiệt độ tuyến hình cao nguyên 39-49°C. Các biểu hiện kèm theo như nhức đầu, chóng mặt, đau mỏi cơ, nhức mắt, xung huyết kết mạc mắt.

- Thời kỳ toàn phát

Thời kỳ này có 4 biểu hiện lâm sàng chính

  • Sốt là triệu chứng rất phổ biến, thường kéo dài từ 1 đến 3- 4 tuần, trung bình là 2 tuần. Sốt có thể nhẹ tăng dần, sau đó sốt liên tục cao 39-40°C hoặc sốt cao đột ngột ngay từ đầu. Kèm theo nhức đầu, mệt mỏi. Đôi khi có mạch nhiệt phân ly.
  • Biểu hiện vết loét do côn trùng mò đốt. Đây là dấu hiệu có giá trị chẩn đoán bệnh. Vết đốt khi đã đóng vẩy đen có đường kính 2-3 x 3-5 mm. Không đau, không ngứa, có viền đỏ và nổi gờ trên mặt da, lúc đầu vàng xám sau đó vẩy nâu hoặc đen. Từ tuần thứ 3 vết loét bong vẩy để lại một sẹo thâm, nếu vết loét nhỏ có thể không để lại dấu tích. Thường chỉ thấy một vết loét trên người, vết loét hay gặp ở bìu, đùi, bẹn, nách, cổ, gáy, đôi khi cả ở rốn, nếp nhăn mí mắt

Dấu vết do côn trùng mò đốt.

Dấu vết do côn trùng mò đốt.

  • Biểu hiện sưng hạch toàn thân. Hạch thường hơi cứng, ấn hơi đau, đường kính 2-4cm, di động, không hóa mủ, nhỏ dần khi bệnh phục hồi.
  • Biểu hiện phát ban: thường xuất hiện vào ngày thứ 4-5 của bệnh. Ban xuất hiện đầu tiên ở ngực, bụng sau đó lan ra khắp mình, tay, chân. Ít khi bạn có ở mặt và lòng bàn tay, bàn chân, kéo dài vài ngày đến 1 tuần. Ban có đặc điểm dạng nốt hoặc dát sẩn, màu đỏ nhạt, không đau, không ngứa, khi lặn không để lại vết tích.
  • Đôi khi có chấm xuất huyết, ban xuất huyết hoặc xuất huyết kết mạc mắt. 

Ngoài ra có thể gặp một số dấu hiệu khác

  • Biểu hiện thần kinh: run, mê sảng, nghễnh ngãng, có thể có hội chứng màng não sau 2 tuần của bệnh. Lơ mơ, li bì hoặc kích thích.
  • Tim mạch: hạ huyết áp có thể xảy ra ở cuối tuần thứ 2. Trường hợp nặng có viêm cơ tim.
  • Hô hấp thường gặp viêm phế quản, viêm phổi không điển hình.
  • Tiêu hóa: Lúc đầu táo bón, sau đó ỉa lỏng 3-4 lần. 
  • Tiết niệu: tiểu niệu, có albumin niệu.

- Thời kỳ phục hồi

Nếu bệnh nhân được điều trị sớm, sốt sẽ giảm nhanh trong vòng 24-36h. Trong trường hợp không được điều trị và người bệnh không có biến chứng, sau tuần thứ 2 hoặc 3 sốt sẽ hạ dần, tiểu nhiều hơn nhưng còn mệt mỏi, đau mình, bệnh sẽ ổn định sau vài tuần. Tuy nhiên nếu không được điều trị tỷ lệ tử vong từ 0-30%, bệnh nhân thường tử vong do trụy tim mạch hoặc viêm phổi khối.

Khi bệnh khỏi không để lại di chứng. Miễn dịch đối với Rickettsia không bền vững, tái phát có thể xảy ra.

3. Biến chứng của bệnh

Tim mạch: viêm cơ tim, viêm tắc động tĩnh mạch, trụy tim mạch.

Phổi: phế quản phế viêm, viêm phổi bội nhiễm, OAP, viêm phổi không điển hình.

Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám trực tuyến với bác sĩ hoặc gọi đến hotline 19003367 để được hướng dẫn sử dụng ứng dụng!

Thần kinh; viêm não (vỏ não), viêm thần kinh ngoại biên Thận: viêm thận, tăng urê, tăng creatinin máu Xuất huyết: nôn, ho, đi ngoài ra máu.

4. Xét nghiệm chẩn đoán bệnh

Xét nghiệm chẩn đoán bệnh sốt mò.

Xét nghiệm chẩn đoán bệnh sốt mò.

- Phân lập mầm bệnh

- Huyết thanh chẩn đoán

  • Phản ứng Weil-Felix: Năm 1915 Weil-Felix đã đề xuất kỹ thuật này và được áp dụng rộng rãi để chẩn đoán bệnh Rickettsia.

- Kỹ thuật kháng thể huỳnh quang gián tiếp (IFA: Indirect Fluorescent Antibody)

- Miễn dịch men (Immuno- Peroxydase): Là phương pháp chẩn đoán huyết thanh được lựa chọn. 

- Kỹ thuật mới để chẩn đoán Rickettsia đã được áp dụng

  • PCR (Polymerase Chain Reaction)
  • ELISA (Enzyme Linked Immuno Sorbent Assay

4. Phương thức phòng bệnh

Xử lý ổ dịch thiên nhiên.

Bảo vệ cá nhân tránh bị ấu trùng mò đốt.

Có thể phòng bệnh bằng thuốc: 

  • Tetracyclin: 50mg/kg, liều duy nhất 
  • Tốt hơn là Doxycylin: 200mg, liều duy nhất

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 28/12/2021 - Cập nhật 28/12/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Theo quan niệm dân gian: Mắc thủy đậu cần kiêng gió, kiêng...

Theo quan niệm dân gian: Mắc thủy đậu cần kiêng gió, kiêng...

Thủy đậu: căn bệnh truyền nhiễm dễ lây truyền và có đến hơn 90% người mắc bệnh nếu chưa có miễn dịch. Từ xưa đến nay nếu phát hiện sớm và điều trị thì bệnh...

19/01/2022

4460 Lượt xem

5 Phút đọc

Gánh nặng bệnh truyền nhiễm đang có xu hướng gia tăng tại...

Gánh nặng bệnh truyền nhiễm đang có xu hướng gia tăng tại...

Những bệnh truyền từ người sang người hoặc từ động vật sang người được gọi là bệnh truyền nhiễm. Một số bệnh được truyền qua đường không khí cùng với nước bọt...

19/01/2022

1296 Lượt xem

3 Phút đọc

6 thể bệnh xuất hiện phổ biến trong bệnh lý truyền nhiễm

6 thể bệnh xuất hiện phổ biến trong bệnh lý truyền nhiễm

Bệnh truyền nhiễm theo nhận định của các chuyên gia, bệnh luôn là mối quan tâm hàng đầu trên toàn thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng. Đối tượng mắc bệnh có ...

19/01/2022

954 Lượt xem

3 Phút đọc

Điểm mặt 10 thể bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện và bệnh tái ...

Điểm mặt 10 thể bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện và bệnh tái ...

Bệnh truyền nhiễm là bệnh lý dễ lây truyền với tốc độ nhanh chóng, nếu không được khống chế thì có thể hình thành những ổ dịch lớn, vừa và nhỏ. Qua bài viết...

19/01/2022

1226 Lượt xem

3 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG