Nội dung chính
  • 1. Các thể lâm sàng đặc biệt
  • 2. Biến chứng bệnh sởi
  • 3. Phòng bệnh sởi
Nội dung chính
  • 1. Các thể lâm sàng đặc biệt
  • 2. Biến chứng bệnh sởi
  • 3. Phòng bệnh sởi
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Bệnh sởi: căn bệnh từng nỗi ám ảnh kinh hoàng của hàng triệu người

Bệnh sởi có thể mắc ở nhiều đối tượng khác nhau, bất cứ ai cũng có thể mắc sởi. Trước khi có vắc-xin, bệnh sởi chính là cơn ác mộng khiến cho tỷ lệ người chết vì bệnh lên đến 2,9 triệu người mỗi năm. Khi bệnh sởi tấn công Việt Nam, thai phụ sinh non, trẻ tử vong đã là nỗi ám ảnh kinh hoàng của hàng triệu người. Hiện nay, sởi vẫn là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây thành dịch và là một trong những bệnh lý gây tử vong hàng đầu của trẻ dưới 5 tuổi.
Nội dung chính
  • 1. Các thể lâm sàng đặc biệt
  • 2. Biến chứng bệnh sởi
  • 3. Phòng bệnh sởi

1. Các thể lâm sàng đặc biệt

Sởi ở trẻ nhỏ

a. Sởi ở trẻ sơ sinh

  • Rất hiếm gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 6 tháng tuổi vì còn miễn dịch thụ động của mẹ truyền sang. 
  • Thời kỳ nung bệnh kéo dài 13 - 16 ngày.
  • Sốt nhẹ, viêm long mắt mũi nhẹ, sút cân, tăng bạch cầu trong máu. Sau đó sốt cao 40 - 41°C, da xám, lưỡi khô và viêm long mắt mũi rất nặng, thở gấp nhưng phổi bình thường.
  • Bệnh thường nặng dễ tử vong.

b. Sởi ác tính 

Ngoài biểu hiện của sởi còn có biểu hiện

  • Suy hô hấp cấp 
  • Rối loạn tri giác 
  • Kèm theo rối loạn đông máu - 
  • Bệnh cảnh nặng, tiến triển nhanh, dễ tử vong 

c. Sởi không điển hình

Người lớn có thể bị sởi do chưa bao giờ có miễn dịch, hoặc miễn dịch không đầy đủ do miễn dịch thu được bởi vaccin đã suy yếu, kháng thể tạo ra không đủ để bảo vệ cơ thể hoặc có cơ địa đặc biệt như hội chứng thận hư, điều trị thuốc ức chế miễn dịch. Trong những trường hợp này bệnh sởi biểu hiện không điển hình.

2. Biến chứng bệnh sởi

Có 3 nhóm biến chứng chính, liên quan đến vị trí thương tổn: đường hô hấp, hệ thống thần kinh trung ương và đường tiêu hoá. 

a. Biến chứng đường hô hấp

Biến chứng đường hô hấp ở bệnh sởi

Biến chứng đường hô hấp ở bệnh sởi

- Ở trẻ nhỏ viêm tai giữa thường gặp. Triệu chứng báo hiệu là trẻ vẫn sốt ý khi ban bay hoặc sốt lại sau khi ban sởi bay. 

- Viêm thanh quản: trẻ xuất hiện các triệu chứng của viêm thanh quản hoặc có khó thở thanh quản cấp 

- Viêm phế quản phổi: bội nhiễm vi khuẩn, có thể dẫn đến suy hô hấp. 

- Viêm phổi có thể tiên phát do virus sởi hoặc bội nhiễm vi khuẩn thứ phát do liên cầu, phế cầu, tụ cầu và một số vi khuẩn khác. 

b. Biến chứng thần kinh

Các biến chứng có thể gặp là viêm não do virus sởi, viêm não chất trắng bán cấp xơ hóa hoặc bội nhiễm vi khuẩn gây viêm màng não mủ.

Thời gian xuất hiện biến chứng thường sau khi mọc ban hoặc vài tuần hoặc muộn hơn. Các biểu hiện hay gặp như sốt, đau đầu, chóng mặt, hôn mê. Động kinh chỉ gặp 1/1000 trường hợp. Tiên lượng rất dè dặt, diễn biến nặng, tỉ lệ tử vong do não viêm cấp là 10%, số còn lại có di chứng, động kinh, rối loạn nội tiết.

Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám trực tuyến với bác sĩ hoặc gọi đến hotline 19003367 để được hướng dẫn sử dụng ứng dụng!

c. Biến chứng thường gặp gồm 

- Viêm não, màng não và viêm màng não - não và tuỷ

  • Khởi đầu sốt cao 39 - 40°C.
  • Có các cơn co giật toàn thân hoặc khu trú. + 
  • Rối loạn tinh thần từ lú lẫn đến hôn mê, hoặc trằn trọc, mê sảng, ảo giác, loạn hướng cũng hay gặp. 
  • Ngoài ra có thể gặp các biểu hiện tổn thương thần kinh như liệt nửa người, liệt một chi, các dấu ngoại tháp: run, tăng trương lực cơ, múa giật, múa vờn, dấu tiểu não, cấm khẩu, liệt một dây thần kinh sọ, rối loạn cơ tròn v.v... 
  • Đặc biệt là rối loạn phản xạ: mất hoặc tăng biểu hiện rung giật, Babinsky dương tính cả hai bên.
  • Dịch não tuỷ có thể có từ 10 đến 500 tế bào, phần lớn là lympho bào, albumin tăng không quá 1,5g/lít, đường tăng 0,75g/1 trong quá nửa các trường hợp.

d. Các biến chứng hiếm gặp

  • Viêm màng não nước trong đơn thuần
  • Viêm tiểu não. 
  • Viêm tuỷ cấp 
  • Viêm thị thần kinh 
  • Bội nhiễm vi khuẩn gây viêm màng não mủ, áp xe não rất hiếm gặp đường tiêu hoá , heo có sốt và rối loạn ở bênh

e. Biến chứng đường tiêu hoá 

  • Viêm miệng: viêm loét môi, miệng kèm theo có sốt và rối loạn tiêu hoá tới vài tuần. Viêm hoại tử ở miệng (bệnh noma-cam tẩu mã) có thể gặp ở bệnh nhân vệ sinh kém. 
  • Viêm dạ dày ruột gây ỉa chảy cấp hoặc kéo dài. 
  • Vàng da hoặc tăng các men gan ít gặp.

f. Các biến chứng hiếm gặp khác  

  • Viêm cơ tim, viêm đài bể thận, xuất huyết giảm tiểu cầu sau nhiễm khuẩn, biến chứng mắt gây loét giác mạc. 
  • Sau sởi có thể làm phát triển bệnh lao có sẵn, hoặc xuất hiện bệnh lao ở những người suy giảm miễn dịch.

3. Phòng bệnh sởi

1954 Ender và Pecble phân lập được virus sởi từ máu của bệnh nhân sởi có tên là Edmonston 24 giờ sau khi sởi mọc. Năm 1958 vaccin sởi lần đầu tiên được sử dụng.

Vaccin hiện đang dùng là loại vaccin sống tối giảm hoạt Schawarz (1962) chỉ tiêm một lần, miễn dịch tốt 97,1%. Tại Việt Nam, từ 1985 vaccin sởi được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ khi 9 tháng tuổi đã làm giảm tỷ lệ mắc và tử vong do biến chứng giảm đi đáng kể. Tuy nhiên, từ năm 1997 theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, Việt Nam đã xây dựng một chiến lược phòng chống bệnh sởi giai đoạn 2000-2010, gồm chiến dịch tiêm nhắc mũi 2 vaccin gởi cho trẻ em từ 9 tháng đến 10 tuổi, và triển khai tiêm vaccin sởi mũi 2 cho trẻ 6 tuổi. Bên cạnh đó là xây dựng hệ thống giám sát bởi có hiệu quả và , sản xuất được vaccin sởi trong nước.

Vaccin phòng bệnh sởi

Vaccin phòng bệnh sởi

- Chỉ định tiêm vaccin: 

  • Tiêm khi trẻ được 9 tháng tuổi, sau đó tiêm nhắc lại khi trẻ 6 tuổi, có tác dụng miễn dịch suốt đời. 

- Cách tiêm: 0,5ml, tiêm dưới da 

- Chống chỉ định:

  • Trẻ đang sốt
  • Bị lao tiến triển 
  • Mới được tiêm gamaglobulin hoặc truyền máu (3 tháng) 
  • Bị dị ứng với trứng 
  • Phụ nữ đang có thai
  • Các người có bệnh máu S 
  • Các người đang điều trị corticoid, xạ trị, hoá liệu ung thư
  • Tai biến khi dùng vaccin: Bất có thể gặp sau tiêm phòng sởi. Chỉ cần theo dõi và điều trị sốt. Khoảng 10% trẻ có phát ban kiểu bởi nhẹ ở mặt, trên ngực vào ngày thứ 10, ban tồn tại chừng 48 giờ.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 28/12/2021 - Cập nhật 28/12/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Theo quan niệm dân gian: Mắc thủy đậu cần kiêng gió, kiêng...

Theo quan niệm dân gian: Mắc thủy đậu cần kiêng gió, kiêng...

Thủy đậu: căn bệnh truyền nhiễm dễ lây truyền và có đến hơn 90% người mắc bệnh nếu chưa có miễn dịch. Từ xưa đến nay nếu phát hiện sớm và điều trị thì bệnh...

19/01/2022

4463 Lượt xem

5 Phút đọc

Gánh nặng bệnh truyền nhiễm đang có xu hướng gia tăng tại...

Gánh nặng bệnh truyền nhiễm đang có xu hướng gia tăng tại...

Những bệnh truyền từ người sang người hoặc từ động vật sang người được gọi là bệnh truyền nhiễm. Một số bệnh được truyền qua đường không khí cùng với nước bọt...

19/01/2022

1296 Lượt xem

3 Phút đọc

6 thể bệnh xuất hiện phổ biến trong bệnh lý truyền nhiễm

6 thể bệnh xuất hiện phổ biến trong bệnh lý truyền nhiễm

Bệnh truyền nhiễm theo nhận định của các chuyên gia, bệnh luôn là mối quan tâm hàng đầu trên toàn thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng. Đối tượng mắc bệnh có ...

19/01/2022

956 Lượt xem

3 Phút đọc

Điểm mặt 10 thể bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện và bệnh tái ...

Điểm mặt 10 thể bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện và bệnh tái ...

Bệnh truyền nhiễm là bệnh lý dễ lây truyền với tốc độ nhanh chóng, nếu không được khống chế thì có thể hình thành những ổ dịch lớn, vừa và nhỏ. Qua bài viết...

19/01/2022

1226 Lượt xem

3 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG