Nội dung chính
  • 1. Bệnh phong do đâu, phát triển như thế nào trong cơ thể người?
  • 2. Các triệu chứng của bệnh phong
  • 3. Nguyên tắc điều trị và chăm sóc
  • 4. Phòng ngừa tàn tật cho người mắc bệnh phong
  • 5. Các bài vật lý trị liệu phục hồi chức năng cho người bệnh
  • 6. Một số dụng cụ trong phục hồi chức năng cho người mất cảm giác
Nội dung chính
  • 1. Bệnh phong do đâu, phát triển như thế nào trong cơ thể người?
  • 2. Các triệu chứng của bệnh phong
  • 3. Nguyên tắc điều trị và chăm sóc
  • 4. Phòng ngừa tàn tật cho người mắc bệnh phong
  • 5. Các bài vật lý trị liệu phục hồi chức năng cho người bệnh
  • 6. Một số dụng cụ trong phục hồi chức năng cho người mất cảm giác
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Bệnh phong- căn bệnh có thật sự đáng sợ như mọi người vẫn lầm tưởng?

Bệnh phong- từ xa xưa đã được biết đến như một bệnh nan y và luôn bị xã hội kì thị. Người bệnh phong nếu không được phát hiện sớm, điều trị và phục hồi chức năng thường để lại nhiều di chứng nghiêm trọng và có thể dẫn tới tàn tật. Những di chứng và tàn tật chủ yếu gây nên do tính chất mất cảm giác của người bệnh. Hãy cùng ISOFHCARE tìm hiểu các triệu chứng, cách phòng ngừa và các biện pháp phục hồi chức năng cho người bệnh.
Nội dung chính
  • 1. Bệnh phong do đâu, phát triển như thế nào trong cơ thể người?
  • 2. Các triệu chứng của bệnh phong
  • 3. Nguyên tắc điều trị và chăm sóc
  • 4. Phòng ngừa tàn tật cho người mắc bệnh phong
  • 5. Các bài vật lý trị liệu phục hồi chức năng cho người bệnh
  • 6. Một số dụng cụ trong phục hồi chức năng cho người mất cảm giác

1. Bệnh phong do đâu, phát triển như thế nào trong cơ thể người?

Bệnh phong là bệnh do vi khuẩn Hansen đột nhập vào cơ thể qua da hoặc niêm mạch mũi, họng, phát triển và gây bệnh.

Nguyên nhân tàn tật: Tàn tật mà bệnh phong gây nên chủ yếu là tổn thương về thần kinh ngoại biên dẫn đến giảm và mất cảm giác ở người mắc bệnh.

2. Các triệu chứng của bệnh phong

a. Triệu chứng sớm

- Rối loạn cảm giác: tê bì, cảm giác kiến bò, mất cảm giác ( kim châm cấu véo không đau, cháy bỏng không biết ).

- Thay đổi màu sắc da: ( giát trắng, giát hồng ) phía trong vòng mất cảm giác.

b. Triệu chứng lúc bệnh toàn phát

- Tổn thương da

  • Màng củ: hình tròn, hình bầu dục hoặc hình vòng cung, bờ thường nổi cao, màu hồng, giới hạn rõ, giữa trùng xuống, châm kim mất cảm giác.
  • Màng thâm nhiễm: thường là màu hồng, giới hạn không rõ, số lượng nhiều, bóng láng.
  • U phong: màu hồng, nôi cao, sở chắc, bóng láng, giới hạn mờ, đối xứng.
  • Cục: thường hình bán cầu, màu đỏ, bóng, to bằng hạt đỗ, hạt ngô, giới hạn mở, đối xứng.

Triệu chứng lúc bệnh toàn phát

- Tổn thương thần kinh

  • Rối loạn cảm giác xảy ra ngay trên các tổn thương da. 
  • Viêm các dây thần kinh: mặt, cổ nông, trụ, giữa, quay, hông khoeo ngoài.

- Rối loạn về dinh dưỡng và bài tiết dẫn đến rụng lông mày, da dày sừng, xám, khô, teo, loét ổ gà.

- Tổn thương ngũ quan phủ tạng: mắt mù, khàn tiếng, mũi sập, viêm hạch, viêm tinh hoàn...

3. Nguyên tắc điều trị và chăm sóc

Phục hồi chức năng bao gồm 4 phương diện:

- Phát hiện sớm, điều trị sớm, điều trị thuốc lâu dài để kiểm soát vi khuẩn phong 

- Điều trị di chứng của bệnh phong: loét, bỏng, tổn thương, co rút... 

- Bệnh phong khó lây, có thể chữa khỏi được, người bệnh có thể được điều trị tại nhà.

- Gia đình và cộng đồng tạo điều kiện giúp đỡ để người bệnh hội nhập xã hội

4. Phòng ngừa tàn tật cho người mắc bệnh phong

a. Phòng ngừa tàn tật khi bàn tay, bàn chân mất cảm giác

Thực hiện 4 không:

  • Không đưa tay, chân gần bếp lửa, nước sôi, nước nóng. 
  • Không đi chân đất, không đi bộ quãng đường dài. 
  • Không để da khô, nứt nẻ. 
  • Không coi thường tổn thương nhẹ. 

Thực hiện 5 nên:

  • Ngâm rửa tay, chân bằng nước xà phòng, rửa sạch. 
  • Xoa dầu thực vật ngày 2 lần lên chỗ da khô.
  • Sử dụng các vật phải đun nóng hàng ngày nên có tay cầm bọc lót cách nhiệt để để phòng bỏng hoặc đeo găng tay bằng vải dày khi làm việc.
  • Mang dây dép an toàn.
  • Tự chăm sóc bàn tay, bàn chân. 

b. Phòng ngừa tổn thương mắt do chứng hở mi

  • Đeo kính râm để tránh bụi tránh nặng. 
  • Tập nhắm mắt hàng ngày. 
  • Tập đảo nhãn cầu. 
  • Giữ gìn mặt sạch sẽ, rửa mặt bằng khăn sạch. 
  • Nếu mặt khô phải tra thuốc mỡ vào mặt.
  • Nếu là mắt thỏ (chẳng hở mi) khi nằm ngủ phải dùng khăn sạch che mặt, tránh bụi bặm rơi vào.

Đeo kính râm để tránh bụi tránh nặng.

5. Các bài vật lý trị liệu phục hồi chức năng cho người bệnh

a. Các bài tập cổ tay bàn tay

  • Úp 2 lòng bàn tay lại với nhau, các ngón tay cùng duỗi thẳng, nghiêng tay sang trái theo khớp cổ tay, nghiêng tay sang phải theo khớp cổ tay.
  • Gập đôi khớp bàn đốt ngón tay. 
  • Gập duỗi các đốt ngón gần và ngón xa. 
  • Dạng và áp khớp bàn đốt ngón tay, khớp cổ bàn ngón cái. 
  • Dạng ngón cái. 
  • Lần lượt đặt đốt ngón cái với các ngón khác của bàn tay (đối các ngón).
  • Gập duỗi khớp bàn đốt, khớp liên đốt ngón cái.
  • Trượt đầu ngón cái dọc theo các ngón. 

b. Các bài tập cổ , bàn chân

  • Gập khớp cổ chân về phía lòng và về phía mu bàn chân. 
  • Nghiêng trong, nghiêng ngoài khớp cổ chân 
  • Xoay tròn khớp cổ chân. 
  • Tập kéo dãn gân Asin. 
  • Gập duỗi khớp bàn đốt, lên đốt ngón chân. 
  • Keo đuổi ngôn cải lên phía trên. 
  • Lần lượt đưa đuổi ngôn 2,3,4, 5 sau đó xoè ra khép vào.
  • Đưa xoe ngón chân cái ra, rồi đưa khép vào. 

Các bài tập cổ , bàn chân

6. Một số dụng cụ trong phục hồi chức năng cho người mất cảm giác

  • Nên đi giày dép để tránh tổn thương. 
  • Không dùng giầy, dép đóng đinh. 
  • Dùng đai nâng bàn chân.
  • Đi giầy dép có đế mềm. 

Bệnh phong trên thực tế không phải là một bệnh lý di truyền, cũng như sự lây lan bệnh chỉ có tỷ lệ rất ít. Người bệnh có thể tiến hành điều trị tại nhà, không phải nhất thiết đến trại tập trung. Phục hồi chức năng cho người mắc bệnh phong là dùng đủ thuốc, đủ liều, đủ thời gian, kết hợp với các phương pháp vật lý trị liệu-phục hồi chức năng, cũng như thay đổi quan niệm về bệnh phong nhằm làm cho người bệnh hòa nhập xã hội.

Ngoài ra, cần có sự hướng dẫn và giúp đỡ phối hợp của gia đình trong quá trình luyện tập để mức hiệu quả đạt được tối đa.

Bạn có thể tham khảo danh sách các bác sĩ chuyên khoa phục hồi chức năng tốt tại Hà Nội, để chủ động đặt lịch trước với cơ sở y tế, được tiếp đón ưu tiên và nhắc nhở khi đã đặt lịch khám.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 25/10/2021 - Cập nhật 25/10/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Phục hồi chức năng cho người bệnh sau tai biến mạch não...

Phục hồi chức năng cho người bệnh sau tai biến mạch não...

Người mắc tai biến mạch máu não nên được tiến hành phục hồi chức năng sớm để tránh những hậu quả nặng nề của bệnh mang lại. Dưới đây là những lưu ý trong phục...

28/10/2021

1131 Lượt xem

7 Phút đọc

Hậu quả sau giai đoạn cấp của tai biến mạch máu não, bạn đã ...

Hậu quả sau giai đoạn cấp của tai biến mạch máu não, bạn đã ...

Tai biến mạch máu não- căn bệnh không phải là cái tên xa lạ. Hiện nay, tai biến mạch máu não là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 3 sau bệnh ung thư, tim...

27/10/2021

2292 Lượt xem

7 Phút đọc

Người mắc tai biến mạch máu não: những điều cần lưu ý trong ...

Người mắc tai biến mạch máu não: những điều cần lưu ý trong ...

Ngoài phục hồi chức năng về tầm vận động, dấu hiệu trong giai đoạn cấp,… thì người bệnh cũng cần được chú trọng phục hồi chức năng ở phương diện xã hội, tâm...

27/10/2021

1090 Lượt xem

3 Phút đọc

Các bài tập hoạt động, sinh hoạt hàng ngày cho người bệnh...

Các bài tập hoạt động, sinh hoạt hàng ngày cho người bệnh...

Tai biến mạch máu não gây ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh hoạt và công việc của người bệnh. Khiến những thao tác cử động xem chừng là đơn giản nhưng lại...

27/10/2021

1565 Lượt xem

3 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG