Nội dung chính
  • 1. Nguyên nhân gây khô mắt
  • 2. Triệu chứng bệnh khô mắt
  • 3. Làm thế nào để khắc phục chứng khô mắt?
Nội dung chính
  • 1. Nguyên nhân gây khô mắt
  • 2. Triệu chứng bệnh khô mắt
  • 3. Làm thế nào để khắc phục chứng khô mắt?
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Bệnh khô mắt: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách khắc phục

Khô mắt - một bệnh lý thường gặp ở lứa tuổi ngoài 50, tuy nhiên hiện nay tỉ lệ người trẻ mắc bệnh cũng gia tăng đột ngột. Người ta thường nói, đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, nó chính là ngôn ngữ của trái tim vậy nên hãy bảo vệ đôi mắt của bạn. Trước tiên, cùng iSofHcare “đào sâu” tìm hiểu về bệnh khô mắt nhé!
Nội dung chính
  • 1. Nguyên nhân gây khô mắt
  • 2. Triệu chứng bệnh khô mắt
  • 3. Làm thế nào để khắc phục chứng khô mắt?

1. Nguyên nhân gây khô mắt

Khô mắt là tình trạng lượng nước mắt tiết ra không đủ tiêu chuẩn khiến độ ẩm mắt bị giảm sút. Vậy chính xác nguyên nhân gây ra căn bệnh đáng ghét này là gì?

- Lão hóa: Cả đời làm việc chăm chỉ vì thế khi già đi đôi mắt cũng cần được nghỉ ngơi. Do đó lượng nước mắt được tiết ra ngày càng ít.

- Yếu tố môi trường: Việc nhìn lâu vào màn hình điện thoại, ngồi máy lạnh quá lâu, môi trường nhiều khói bụi,... cũng có khả năng cao gây ra bệnh khô mắt.

- Thay đổi hormone: Khi dùng các biện pháp tránh thai bằng hormone, khi mang thai và thời kỳ mãn kinh, đó cũng là lý do khiến nữ giới dễ mắc bệnh khô mắt hơn.

- Do thuốc: Các loại thuốc như kháng histamin, thuốc trị nghẹt mũi, thuốc chống trầm cảm, thuốc tránh thai hay các liệu pháp thay thế hormone để làm giảm các triệu chứng mãn kinh, thuốc trị huyết áp,... có thể gây ra tình trạng khô mắt.

- Bệnh toàn thân: Bệnh nhân có các bệnh nền gây suy giảm miễn dịch như đái tháo đường, lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp,... ảnh hưởng đến khả năng tiết nước của mắt. 

- Các bệnh liên quan đến mắt như viêm bờ mi, viêm giác mạc, viêm kết mạc, viêm mống mắt - thể mi,...

- Tồn đọng “rác thải” trong mắt gây tắc tuyến lệ.

- Chế độ dinh dưỡng không hợp lý, thiếu dưỡng chất cho đôi mắt.

Tổng đài đặt lịch khám bệnh tuyến trung ương 19003367 hoặc đặt khám chủ động qua ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi!

2. Triệu chứng bệnh khô mắt

Các dấu hiệu khô mắt khá dễ nhận biết, một số triệu chứng điển hình:

- Cảm giác đau nhói, nóng rát và ngứa.

- Đau mắt, đỏ mắt.

Triệu chứng của bệnh khô mắt

- Nhạy cảm với ánh sáng.

- Nặng mí mắt.

- Cảm giác có dị vật trong mắt, thấy cộm như có sạn trong mắt.

- Có thể phù về, nhìn rõ bọng mắt.

- Nhìn mờ, mỏi mắt.

- Có chất nhầy dính.

- Khó mang kính áp tròng.

- Phải căng mắt khi làm việc, đọc sách hay sử dụng thiết bị công nghệ.

- Có các đợt nước mắt và giảm thị lực, sau đó là khô mắt.

- Hai mí mắt trên và dưới có thể dính nhau khi mới ngủ dậy.

Bệnh khô mắt là biểu hiện của rất nhiều lứa tuổi, nhất là dân văn phòng thường xuyên ngồi trước máy tính. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh lý này ảnh hưởng trầm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

3. Làm thế nào để khắc phục chứng khô mắt?

Để cải thiện tình trạng khô mắt, bạn cần chủ động lập một kế hoạch sống lành mạnh, loại bỏ thói quen xấu và thay thế bằng những hành động có lợi cho đôi mắt. 

a. Thói quen có lợi cho đôi mắt

Hãy có trách nhiệm với sức khỏe bản thân, đôi mắt phải làm việc “cật lực” mỗi ngày, ngay cả khi ngủ. Vì thế hãy yêu thương nó bằng cách loại bỏ những thói quen xấu sau đây:

- Hạn chế tiếp xúc với khói bụi, ánh sáng mạnh và các hóa chất độc hại. Nên đeo kính khi di ra ngoài để bảo vệ đôi mắt tránh các tác nhân ngoài cảnh.

- Ngủ đủ giấc, 7-8 tiếng mỗi ngày giúp mắt có thời gian nghỉ ngơi tốt nhất.

- Không hút thuốc, tránh xa rượu bia và các chất kích thích.

- Hạn chế sử dụng  máy tính, điện thoại di động,...

- Làm việc trong môi trường đầy đủ ánh sáng.

- Giữ đúng tư thế để có một khoảng cách thích hợp giữa mắt và bàn khi làm việc, học tập.

- Sử dụng nước nhỏ mắt chuyên dụng hoặc nước mắt nhân tạo để nhỏ mắt.

- Rửa mắt bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch chuyên dụng mỗi ngày.

- Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày.

- Bổ sung các thực phẩm chức năng hỗ trợ mắt như vitamin A, omega 3-6-9,...

- Khi làm việc hay học tập hãy thực hiện quy tắc 20-20-20, có nghĩa là cứ 20 phút làm việc với máy tính hãy để mắt giải lao trong 20 giây và nhìn tập trung vào một vật có khoảng cách xa 20 feet, tương đương với 6 mét.

- Thường xuyên chớp mắt, thỉnh thoảng nhắm chặt mắt để kích thích sự điều tiết mắt.

- Thường xuyên khám định kỳ ở các bệnh viện mắt gần nhất.

- Hãy chú ý đến các bất thường về mắt để có phương án giải quyết thích hợp.

- Massage mắt trước khi ngủ và sau khi ngủ dậy.

- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.

b. Chế độ dinh dưỡng khắc phục tình trạng khô mắt

Đây được xem là yếu tố ảnh hưởng toàn diện đến cơ thể, không chỉ là đôi mắt. Bệnh nhân khô mắt nên ăn gì? Dưới đây là một số thực phẩm được xem là “thần dược” cho đôi mắt:

- Bổ sung nhiều hoa quả, củ quả có màu vàng, cam và đỏ như cà rốt, bầu, ớt chuông vàng và đỏ,...

- Bổ sung nhiều rau xanh đặc biệt các loại rau bina, cải xoăn,... có khả năng chống lão hóa và tốt cho đôi mắt của bạn.

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh khô mắt

- Các loại cá chứa hàm lượng omega-3 rất cao - một axit béo tuyệt vời cho đôi mắt, đặc biệt cá ngừ, cá hồi, cá cơm, cá trích,... Tuy nhiên, các thực phẩm này nên sử dụng lúc còn tươi và hạn chế ăn đồ đóng hộp.

- Các loại hạt như đậu nành, óc chó, hạnh nhân,... cũng là một lựa chọn tuyệt vời trong thực đơn của bạn.

- Kẽm là chất quan trọng để đưa vitamin A từ gan đến võng mạc, tạo ra melanin - Một sắc tố bảo vệ đôi mắt. Nếu không cung cấp đủ kẽm, mắt của bạn có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn. Hãy bổ sung kẽm từ các thực phẩm như hàu, thịt bò, tôm hùm, thịt heo, sữa chua, cá hồi, trứng, ngũ cốc,...

Bệnh khô mắt sẽ không loại trừ bất cứ lứa tuổi, giới tính hay nghề nghiệp nào vì thế hãy biết cách bảo vệ đôi mắt của mình. “Đôi mắt không bao giờ biết nói dối” tình yêu như thế và sức khỏe cũng vậy, quan sát đôi mắt của mình thường xuyên để phát hiện những bất thường sớm nhất có thể. Mong rằng bài viết trên đã giúp bạn có một cái nhìn tích cực hơn đối với sức khỏe của bản thân.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 08/07/2021 - Cập nhật 08/07/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Cảnh giác những triệu chứng gây khô mắt nên biết nếu không...

Cảnh giác những triệu chứng gây khô mắt nên biết nếu không...

“Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn”, đôi mắt được ví von như “cửa sổ” kết nối con người bên trong bạn với thế giới xung quanh. Chính vì vậy, hãy bảo vệ đôi mắt của...

08/07/2021

1395 Lượt xem

5 Phút đọc

Bệnh khô mắt: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách khắc phục

Bệnh khô mắt: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách khắc phục

Khô mắt - một bệnh lý thường gặp ở lứa tuổi ngoài 50, tuy nhiên hiện nay tỉ lệ người trẻ mắc bệnh cũng gia tăng đột ngột. Người ta thường nói, đôi mắt là cửa...

08/07/2021

1035 Lượt xem

5 Phút đọc

Bệnh khô mắt có nguy hiểm không, có tự khỏi được không?

Bệnh khô mắt có nguy hiểm không, có tự khỏi được không?

Bệnh khô mắt khá phổ biến hiện nay, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về căn bệnh này. Bệnh khô mắt có nguy hiểm không? Có tự khỏi được không? Đó là những...

08/07/2021

3454 Lượt xem

4 Phút đọc

Tìm hiểu 6+ nguyên nhân phổ biến gây khô mắt

Tìm hiểu 6+ nguyên nhân phổ biến gây khô mắt

Theo đà phát triển của các ngành công nghiệp 4.0 thì tình trạng khô mắt bỗng trở thành một bệnh lý thường xuyên mắc phải ở những người sau tuổi 40, hoặc những...

08/07/2021

908 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG