Nội dung chính
  • Vì sao trẻ nhỏ thường mắc bệnh hô hấp lúc giao mùa?
  • Những bệnh lý hô hấp trẻ hay mắc phải lúc giao mùa
  • Dự phòng bệnh hô hấp ở trẻ nhỏ trong thời tiết giao mùa sao cho hợp lý?
Nội dung chính
  • Vì sao trẻ nhỏ thường mắc bệnh hô hấp lúc giao mùa?
  • Những bệnh lý hô hấp trẻ hay mắc phải lúc giao mùa
  • Dự phòng bệnh hô hấp ở trẻ nhỏ trong thời tiết giao mùa sao cho hợp lý?

Bệnh hô hấp ở trẻ nhỏ trong thời tiết giao mùa

Cơ thể non nớt của trẻ là “vùng đất hứa” cho nhiều loại bệnh tật tìm đến, đặc biệt là các bệnh hô hấp trong thời tiết giao mùa. Trẻ dưới 6 tuổi rất dễ bị mắc bệnh khiến các bậc làm cha mẹ lo lắng đứng ngồi không yên . Vậy tại sao trẻ nhỏ lại dễ bị bệnh hô hấp khi thời tiết thay đổi? Và những bệnh hô hấp nào là thường gặp trong thời tiết giao mùa? Cùng iSofHcare giải các đáp thắc mắc trên qua bài viết ngắn dưới đây.
Nội dung chính
  • Vì sao trẻ nhỏ thường mắc bệnh hô hấp lúc giao mùa?
  • Những bệnh lý hô hấp trẻ hay mắc phải lúc giao mùa
  • Dự phòng bệnh hô hấp ở trẻ nhỏ trong thời tiết giao mùa sao cho hợp lý?

trẻ nhỏ dễ mắc bệnh hô hấp giao mùa - IVIE - Bác sĩ ơi

Vì sao trẻ nhỏ thường mắc bệnh hô hấp lúc giao mùa?

Các bé yêu thường dễ bị tấn công bởi các bệnh về đường hô hấp vì hệ miễn dịch của bé chưa thực sự hoàn thiện và đủ cứng cáp để bảo vệ cơ thể. Giai đoạn này, không những sức đề kháng của bé còn yếu mà phổi cũng chưa hoạt động đủ tốt để thực hiện chức năng vốn có của nó. Điều này khiến virus gây bệnh dễ dàng xâm nhập.

Mặt khác khả năng thích ứng với thời tiết của trẻ không được tốt, nên khi giao mùa, nóng lạnh thất thường trẻ sẽ dễ bị ốm, dễ mắc bệnh đường hô hấp. Bên cạnh đó, các yếu tố thuận lợi bên ngoài làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở trẻ như:  môi trường ô nhiễm, thời tiết thay đổi đột ngột và các tác nhân xấu từ khói thuốc lá, khói xe,...

Ba mẹ hãy bắt tay vào hành động ngay để bảo vệ con yêu của bạn tránh những tác nhân gây bệnh trên, những kẻ đáng ghét khiến sức khỏe trẻ sa sút, yếu kém.

Gọi hotline 19003367 hoặc Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám ưu tiên, nhanh chóng, giảm thời gian chờ đợi tại các Bệnh viện tuyến trung ương và các phòng khám hàng đầu tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thanh Hóa.

Những bệnh lý hô hấp trẻ hay mắc phải lúc giao mùa

Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), hàng năm có khoảng 10 triệu trẻ em tử vong do mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên. Cũng theo các số liệu thống kê, trung bình một  trẻ dưới 5 tuổi có thể mắc bệnh viêm đường hô hấp trên từ 4 – 6 lần trong một năm. Điều này không những làm suy giảm sức khỏe của trẻ mà còn ảnh hưởng đến cả hoạt động thể chất và trí tuệ. Do đó, để công tác dự phòng bệnh đạt hiệu quả như mong muốn thì việc hiểu tường tận từng các nguyên lý gây bệnh ở trẻ là điều ba mẹ không nên bỏ qua.

Trẻ bị cảm cúm giao mùa - IVIE - Bác sĩ ơi

Dưới đây là một số bệnh hô hấp được xếp vào danh sách nhóm bệnh phổ biến hay gặp ở trẻ nhỏ mà ba mẹ có thể tham khảo:

1. Cảm lạnh

Cảm lạnh là một bệnh thường gặp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ vì hệ miễn dịch của trẻ còn non nớt, vẫn đang phát triển và hoàn thiện.. Trẻ bị cảm lạnh tuy không mấy nguy hiểm nhưng các triệu chứng của bệnh khiến trẻ quấy khóc vì khó chịu. Bệnh có các triệu chứng điển hình như sốt, ho, sổ mũi, kém ăn và đau họng, kéo dài khoảng 1 tuần.

Bệnh cảm lạnh dễ lan truyền khi ai đó bị bệnh rồi hắt hơi hoặc ho, hoặc khi trẻ hít phải một loại  vi khuẩn nào đó trong không khí có khả năng gây bệnh. Cảm lạnh cũng có thể lây lan qua tay của trẻ khi chơi đùa.

2. Bệnh cúm

Cúm là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus cúm gây nên. Bệnh xảy ra hàng năm, nhưng hay gặp nhất vào mùa đông xuân khi tiết trời se lạnh. Ba mẹ lưu ý các triệu chứng sau đây giúp gợi ý nhận biết con em mình có đang mắc bệnh cúm hay không:

- Sốt, ớn lạnh, mệt mỏi và đau nhức cơ bắp.

- Trẻ dễ quấy khóc, khó chịu, bỏ ăn, có thể kèm đau bụng, tiêu chảy

- Hắt hơi, chảy nước mũi trong, ngạt mũi, ho.

Bệnh cúm có thể lây truyền từ người lớn sang trẻ nhỏ, hay từ trẻ này sang  trẻ khác khi chơi cùng nhau.

3. Bạch hầu

Là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra. Bệnh lây từ người này sang người khác qua đường hô hấp.

Cơ thể trẻ có thể xuất hiện những triệu chứng đầu tiên sau 2-5 ngày phơi nhiễm với vi khuẩn . Ban đầu trẻ sẽ bị đau họng, ho kèm theo sốt và  ớn lạnh. Các triệu chứng sẽ tăng dần từ nhẹ đến nặng. Chính vì triệu chứng không đặc trưng nên ba mẹ dễ nhầm tưởng trẻ chỉ đơn giản đang bị cảm lạnh, chứ không đơn giản là phơi nhiễm với vi khuẩn bạch hầu.

Nhưng khi bệnh trở nặng, bên trong cổ họng và amidan trẻ  xuất hiện các lớp màng dày màu trắng xám,  mảng lớn khiến trẻ  khó thở và ho khan. Nếu ba mẹ không phát hiện và cho bé điều trị  kịp thời  sẽ dẫn đến viêm cơ tim, tổn thương hệ thần kinh, ...

4. Viêm đường hô hấp

Khi thời tiết “trở mình”, các loại virus hợp bào rất phát triển, trong đó có chủng hợp bào RSV. Virus này có trong không khí và khi xâm nhập vào cơ thể trẻ sẽ dễ dàng phá vỡ hệ thống đề kháng còn non nớt, nhất là hệ hô hấp.

Đây là một loại virus nguy hiểm có khả năng làm các tiểu phế quản của trẻ bị viêm, viêm đường hô hấp, viêm phổi… tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ. Trẻ bị bệnh khi hít phải virus gây bệnh trong không khí hay cầm nắm vật dụng có  virus bám dính. Trẻ có thể đột ngột sốt cao, đau đầu, lạnh toàn thân, đau toàn thân; đau họng, ho, mệt mỏi, chán ăn, khó thở, tiêu chảy nhẹ.

Dự phòng bệnh hô hấp ở trẻ nhỏ trong thời tiết giao mùa sao cho hợp lý?

tiêm phòng cho trẻ nhỏ - IVIE - Bác sĩ ơi

Sau đây là một số  mẹo giúp ba mẹ yên tâm hơn khi nỗi lo con trẻ phơi nhiễm với các tác nhân gây bệnh có sự suy giảm đáng kể:

- Cần giữ ấm cho trẻ khi thời tiết thay đổi, nhất là các vị trí quan trọng như bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu…

- Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với nhiều người, nhất là với những người có biểu hiện bị cúm.

-Thường xuyên rửa tay sạch sẽ cho trẻ  bằng xà phòng.

- Cho trẻ uống nước ấm, tránh ăn những thức ăn lấy trực tiếp ra từ tủ lạnh, kem, đá.

- Tăng cường dinh dưỡng và vitamin C, cho trẻ uống nước đầy đủ để giúp trẻ có sức đề kháng.

- Với trẻ trên 6 tháng tuổi, có thể tiêm phòng cúm cho bé mỗi năm một lần.

- Với trẻ lớn, ba mẹ hãy hướng dẫn trẻ luôn luôn che miệng khi ho, hắt hơi và rửa tay sau khi hỉ mũi, hắt hơi.

- Không nên cho trẻ đi bơi ở những bể bơi công cộng hoặc những khu vui chơi giải trí dưới nước.

- Nếu trẻ bị sổ mũi, ba mẹ nên thường xuyên vệ sinh mũi bằng dung dịch nước muối pha loãng mỗi ngày.

- Cho trẻ đến cơ sở y tế thăm khám khi phát hiện các triệu chứng bất thường kéo dài.

Trẻ dưới 6 tuổi với hệ miễn dịch cùng cấu trúc cơ thể chưa thực sự hoàn thiện đã thu hút sự chú ý của nhiều bệnh hô hấp vào mỗi độ thời tiết giao mùa. Bảo vệ con yêu lớn lên khỏe mạnh là bài toán vô cùng nhức óc  đối với mỗi bậc làm cha mẹ. Hy vọng  rằng bài viết sẽ mang lại cho bạn nhiều kiến thức bổ ích để hoàn thành sứ mệnh giúp con yêu lớn mạnh từng ngày. 

 

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bài viết Y học thường thức và Hướng dẫn khám bệnh với những thông tin tin cậy, chính xác và dễ hiểu nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 30/03/2021 - Cập nhật 06/04/2021
5/5

CHUYÊN MỤC CẨM NANG