Nội dung chính
  • 1. Bệnh do leptospira là bệnh lý?
  • 2. Đặc điểm của bệnh
Nội dung chính
  • 1. Bệnh do leptospira là bệnh lý?
  • 2. Đặc điểm của bệnh
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Bệnh do leptospira: căn bệnh gia tăng vào mùa mưa

Nhiều nơi trên thế giới, có sự xuất hiện của bệnh leptospira. Bệnh dễ tiến triển và lây lan nhanh chóng, đặc biệt là vào mùa mưa nhiều. Bệnh lây truyền giữa người với người do quá trình tiếp xúc nước tiểu của động vật mang mầm bệnh. Hãy cùng ISOFHCARE tìm hiểu bệnh lý này qua bài viết dưới đây nhé!
Nội dung chính
  • 1. Bệnh do leptospira là bệnh lý?
  • 2. Đặc điểm của bệnh

1. Bệnh do leptospira là bệnh lý?

Bệnh do các xoắn khuẩn thuộc họ Leptospiraceae gây ra.

Bệnh do các xoắn khuẩn thuộc họ Leptospiraceae gây ra.

Bệnh do Leptospira là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính do các xoắn khuẩn thuộc họ Leptospiraceae gây ra. Biểu hiện lâm sàng là một bệnh cảnh nhiễm khuẩn huyết, thể nặng có kèm theo vàng da, xuất huyết suy gan - thận cấp dễ tử vong (chiếm 20%) và gây tổn thương thận nhiều mức độ khác nhau, từ nhẹ đến nặng. Thể nhẹ dễ nhầm với các bệnh virus do một số triệu chứng như sốt cao, đau mỏi cơ, khớp.

Bệnh do Leptospira là bệnh của động vật gặm nhấm lây sang người do tiếp xúc với nước tiểu của động vật mang mầm bệnh. Bệnh gặp ở nhiều nơi trên thế giới, vào mùa mưa nhiều (ở nước ta hay gặp vào mùa hè thu).

Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám trực tuyến với bác sĩ hoặc gọi đến hotline 19003367 để được hướng dẫn sử dụng ứng dụng!

2. Đặc điểm của bệnh

Chuột là động vật mang mầm bệnh.

Mối quan hệ bệnh do leptospira.

- Tác nhân gây bệnh

Quan sát dưới kính hiển vi nền đen Leptospira là một xoắn khuẩn bắt màu gram âm dài khoảng 6-20m, rộng 0,1 m. Bằng phương pháp nhuộm huỳnh quang hoặc Peroxydase thấy 2 đầu xoắn khuẩn có móc giúp xoắn khuẩn bám vào tổ chức cơ thể. Xoắn khuẩn này được Weil phát hiện năm 1889, một năm sau đó được Vassiliev mô tả về lâm sàng nên bệnh còn có tên gọi là bệnh Weil-Vassiliev.

Sức đề kháng: Leptospira là những xoắn khuẩn yếu, nhạy cảm với nhiệt độ và pH môi trường, dễ chết sau 10 phút khi bị đun nóng ở 56 độ và bị tiêu diệt sau 30 phút trong môi trường axit của dịch vị dạ dày. Tuy nhiên ở nhiệt độ thấp, xoắn khuẩn có thể sống lâu hàng tuần thậm chí hàng tháng trong bùn giàu chất hữu cơ và có pH kiềm tính. Để diệt Leptospira, có thể dùng các chất sát khuẩn thông thường như Biclorua Hg 1/2000, nước Javen, dung dịch Acid Phenic.

Các kháng nguyên: " LPS: Leptospira chứa một hàm lượng cao những chuỗi dài Acid béo là các Lipopolisaccharides (LPS) giống như cấu trúc LPS màng tế bào của một số vị khuẩn gram âm. Chất này giúp định loại type huyết thanh và không gây độc, nhưng có phản ứng chéo với nhau giữa các chủng Leptospira.

GLP: kháng nguyên độc lực là một glycolipoprotein (GLP) có khả năng làm tắc các ống dẫn ở màng tế bào vật chủ bằng cách thay thế lipid màng bằng phân tử lipid có trong GLP của xoắn khuẩn.

Phân loại các Lepstospira: hiện nay, bằng phương pháp huyết thanh học, người ta đã xác định được tới 240 chủng của Leptospira, trong đó có chủng gây vàng da, xuất huyết là gây tử vong. Dựa vào khả năng gây bệnh người ta chia các Leptospira ra làm 2 nhóm:

·         Leptospira biflecxia: không gây bệnh cho người - 

·         Leptospira pathogenic: gây bệnh cho người và động vật

- Ổ chứa

Chuột là động vật mang mầm bệnh.

Chuột là động vật mang mầm bệnh.

Leptospira có ở các loài vật gặm nhấm hoang dại như chồn sóc, chuột, thỏ. Các động vật này bị nhiễm khuẩn không có triệu chứng và• trở thành nguồn mang xoắn khuẩn, chúng thải xoắn khuẩn ra ngoài môi trường qua nước tiểu kéo dài hàng tháng, hàng năm, thậm chí cả đời.

Một số gia súc cũng có thể trở thành nguồn truyền bệnh do tiếp xúc với ổ chứa tự nhiên như ngựa, chó, mèo, lợn, bò. Chúng bị nhiễm khuẩn có triệu chứng như sẩy thai, viêm ruột, đái ra máu và cũng thải xoắn khuẩn qua nước tiểu ra ngoài, nhưng thời gian ngắn hơn các động vật hoang dại.

Ở khu vực Đông Nam Á nói chung, Việt Nam nói riêng có thể gặp hầu hết các chủng Leptospira. Các chủng gây vàng da xuất huyết hay gặp là Australia, Icterohaemorrhagiae, Batavie.

- Khối cảm thụ: thường có liên quan với nghề nghiệp và điều kiện vệ sinh như

·         Người làm nghề vệ sinh môi trường, nạo vét cống rãnh.

·         Người làm nghề rừng, làm ruộng.

·         Người làm ở các lò mổ, nghệ thuộc da.

·         Các động vật nuôi gần gũi với con người như lợn, trâu, bò, dê.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 28/12/2021 - Cập nhật 28/12/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Theo quan niệm dân gian: Mắc thủy đậu cần kiêng gió, kiêng...

Theo quan niệm dân gian: Mắc thủy đậu cần kiêng gió, kiêng...

Thủy đậu: căn bệnh truyền nhiễm dễ lây truyền và có đến hơn 90% người mắc bệnh nếu chưa có miễn dịch. Từ xưa đến nay nếu phát hiện sớm và điều trị thì bệnh...

19/01/2022

4462 Lượt xem

5 Phút đọc

Gánh nặng bệnh truyền nhiễm đang có xu hướng gia tăng tại...

Gánh nặng bệnh truyền nhiễm đang có xu hướng gia tăng tại...

Những bệnh truyền từ người sang người hoặc từ động vật sang người được gọi là bệnh truyền nhiễm. Một số bệnh được truyền qua đường không khí cùng với nước bọt...

19/01/2022

1296 Lượt xem

3 Phút đọc

6 thể bệnh xuất hiện phổ biến trong bệnh lý truyền nhiễm

6 thể bệnh xuất hiện phổ biến trong bệnh lý truyền nhiễm

Bệnh truyền nhiễm theo nhận định của các chuyên gia, bệnh luôn là mối quan tâm hàng đầu trên toàn thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng. Đối tượng mắc bệnh có ...

19/01/2022

956 Lượt xem

3 Phút đọc

Điểm mặt 10 thể bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện và bệnh tái ...

Điểm mặt 10 thể bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện và bệnh tái ...

Bệnh truyền nhiễm là bệnh lý dễ lây truyền với tốc độ nhanh chóng, nếu không được khống chế thì có thể hình thành những ổ dịch lớn, vừa và nhỏ. Qua bài viết...

19/01/2022

1226 Lượt xem

3 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG