Nội dung chính
  • 1. Sốt xuất huyết Dengue là bệnh lý?
  • 2. Tác nhân gây bệnh
  • 3. Đặc điểm của của bệnh
  • 4. Triệu chứng của bệnh
Nội dung chính
  • 1. Sốt xuất huyết Dengue là bệnh lý?
  • 2. Tác nhân gây bệnh
  • 3. Đặc điểm của của bệnh
  • 4. Triệu chứng của bệnh
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Bệnh của mùa hè: sốt xuất huyết Dengue

Một trong những bệnh truyền nhiễm cấp tính phải kể đến bệnh lý sốt xuất huyết Dengue. Bệnh do virus Dengue gây ra, diễn biến bệnh nhanh chóng và dễ chuyển sang giai đoạn nặng gây nguy hiểm đến tính mạng. Biến chứng nguy hiểm khi gặp phải của bệnh chính là tình trạng sốc, xuất huyết và suy tạng gây nguy cơ tử vong hàng đầu.
Nội dung chính
  • 1. Sốt xuất huyết Dengue là bệnh lý?
  • 2. Tác nhân gây bệnh
  • 3. Đặc điểm của của bệnh
  • 4. Triệu chứng của bệnh

1. Sốt xuất huyết Dengue là bệnh lý?

Muỗi Aedes agypti là trung gian truyền bệnh chính.

Muỗi Aedes agypti là trung gian truyền bệnh chính.

Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm cấp tính, gây dịch, do 4 týp virus Dengue gây ra. Virus được truyền từ người bệnh sang người lành do muỗi đốt. Muỗi Aedes agypti là trung gian truyền bệnh chính. Bệnh có đặc trưng bởi sốt, xuất huyết và thoát huyết tương có thể dẫn đến sốc và tử vong nếu không được điều trị đúng và kịp thời.

Bệnh lưu hành ở vùng nhiệt đới, chủ yếu ở Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương. Mỗi năm có khoảng 50-100 triệu người nhiễm. Việt Nam là một trong các nước bệnh lưu hành nặng.

2. Tác nhân gây bệnh

Virus Dengue thuộc nhóm Flavivirus họ Flaviridae, loài Arbor virus. Virus Dengue hình cầu đường kính 35-50 nm, đối xứng hình khối, chứa 1 sợi ARN.

Virus Dengue có 4 týp huyết thanh: D1, D2, D3, D4. Có hiện tượng ngưng kết chéo giữa các týp huyết thanh. 

Tại Việt Nam trong những năm qua có sự lưu hành của cả 4 type virus Dengue, tuy nhiên phổ biến hơn cả là virus Dengue type 2.

3. Đặc điểm của của bệnh

- Nguồn bệnh: người bệnh và các động vật linh trưởng.

 - Vật chủ trung gian

Côn trùng trung gian truyền bệnh chính là muỗi Aedes aegypti, ngoài ra muỗi Aedes albopictus cũng có khả năng truyền bệnh. Muỗi Aedes phân bố khắp mọi nơi từ nông thôn đến thành thị, đồng bằng, ven biển đến miền núi. Muỗi thường sống ở nơi bùn lầy nước đọng trong nhà hay ở lùm cây, ngọn cỏ.

Muỗi Aedes aegypti cái đốt vào ban ngày, chủ yếu vào sáng sớm và chiều tối. Sau khi hút máu người bệnh, muỗi cái có thể truyền bệnh ngay nếu hút máu người lành. Nếu không có cơ hội truyền bệnh, virus tiếp tục phát triển trong ống tiêu hóa và tuyến nước bọt của muỗi và chờ dịp truyền sang người khác.

Muỗi Aedes đẻ trứng, sau đó trứng phát triển thành bọ gậy. Bọ gậy thường sống trong các dụng cụ chứa nước gia đình hay ở ngoài nhà như rãnh nước, ao hồ. Mật độ muối thường tăng vào mùa mưa.

- Cơ thể cảm nhiễm

Ở những vùng dịch lưu hành thì đối tượng mắc chủ yếu là trẻ em dưới 15 tuổi. Lứa tuổi chiếm đa số từ 5-9 tuổi. Những vùng dịch mức độ vừa có thể gặp cả người lớn nhưng thường không quá 50 tuổi.

- Mùa dịch

Tại Việt Nam, mùa dịch ở Miền Bắc thường bắt đầu từ tháng 6-7 và đạt đỉnh cao vào các tháng 8,9,10,11. Ở Miền nam dịch có xu hướng xuất hiện quanh năm, tăng lên từ tháng 4 và đạt đỉnh cao vào các tháng 6, 7, 8. 

Giá xét nghiệm sốt xuất huyết thường từ 280,000đ tùy từng cơ sở y tế. Bạn có thể gọi đến tổng đài đặt lịch khám tư vấn hỗ trợ đặt lịch xét nghiệm sốt xuất huyết tại nhà hoặc tại cơ sở y tế gần nhất.

1900 3367

4. Triệu chứng của bệnh

Bệnh sốt xuất huyết Dengue có biểu hiện lâm sàng đa dạng. Bệnh thường khởi phát đột ngột và diễn biến qua 4 thời kỳ: thời kỳ ủ bệnh, thời kỳ khởi phát, | thời kỳ toàn phát và thời kỳ hồi phục. Bệnh có thể tiến triển nhanh từ sốt xuất huyết Dengue sang sốt xuất huyết Dengue nặng.

- Thời kỳ nung bệnh: từ 3-15 ngày, không có biểu hiện lâm sàng.

- Thời kỳ khởi phát

Lâm sàng: người bệnh có các triệu chứng sốt cao trên 39°C -40°C, đột ngột, liên tục. Kèm theo có các biểu hiện nhức đầu, chán ăn, buồn nôn, đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt. Ở trẻ nhỏ đôi khi sốt cao gây co giật.

Người bệnh có tình trạng sốt cao 39-40 độ

Người bệnh có tình trạng sốt cao 39-40 độ

Khi bác sĩ khám lâm sàng phát hiện được các dấu hiệu bệnh nhân: da sung huyết hoặc phát ban dát đỏ. Làm nghiệm pháp dây thắt thường dương tính. ở giai đoạn này một số bệnh nhân có thể đã có các biểu hiện xuất huyết dưới da dưới dạng chấm nốt, hoặc chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam.

Xét nghiệm công thức máu dung tích hồng cầu (Hematocrit) bình thường, số lượng tiểu cầu bình thường hoặc bắt đầu giảm. Số lượng bạch cầu thường giảm trong giai đoạn này.

- Thời kỳ toàn phát: từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của bệnh

Lâm sàng: các dấu hiệu và triệu chứng của giai đoạn khởi phát có vẻ thuyên giảm hơn, người bệnh có thể vẫn sốt cao hoặc đã giảm tốt hơn.

Khám lâm sàng phát hiện được một hoặc nhiều dấu hiệu sau:

Các biểu hiện của thoát huyết tương (do tăng tính thấm thành mạch), thường xuất hiện từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của sốt, kéo dài khoảng 24. 48 giờ: 

  • Tràn dịch màng phổi, mô kẽ, màng bụng, nề mi mắt. Khoảng 50% số bệnh nhân có biểu hiện gan to, đôi khi có đau. 
  • Nếu thoát huyết tương nặng sẽ có biểu hiện của hội chứng sốc với các dấu hiệu vật vã, bứt rứt hoặc li bì, lạnh đầu chi, da lạnh ẩm, mạch nhanh nhỏ hoặc mất, huyết áp kẹt (hiệu số huyết áp tối đa và tối thiểu 20 mmHg), tụt (dưới mức sinh lý của lứa tuổi), hoặc không đo được huyết áp, lượng nước tiểu ít. 

Xuất huyết dưới da: dưới các dạng chấm, nốt, hoặc mảng xuất huyết bầm tím.

Tình trạng xuất huyết dưới da: dưới các dạng chấm, nốt, hoặc mảng xuất huyết bầm tím.

Các biểu hiện xuất huyết: 

  • Xuất huyết dưới da: dưới các dạng chấm, nốt, hoặc mảng xuất huyết bầm tím. Vị trí thường thấy ở lưng, bụng, mặt trước hai cẳng chân và mặt trong hai cánh tay, đùi, căng da không mất. 
  • Xuất huyết niêm mạc: chảy máu mũi, lợi, tiểu ra máu, đối với phụ nữ có thể thấy kinh nguyệt kéo dài hoặc sớm hơn kỳ hạn. Trong trường hợp xuất huyết nội tạng như xuất huyết tiêu hóa (nôn ra máu, ỉa phân đen), xuất huyết phổi, não bệnh thường nặng. 

Biểu hiện suy tạng: một số trường hợp có biểu hiện suy tạng như viêm gan nặng, suy thận cấp, viêm não, viêm cơ tim. Biểu hiện suy tạng có thể cũng gặp trong sốt xuất huyết Dengue không sốc, và không có dấu hiệu thoát huyết tương.

Bệnh có thể chỉ biểu hiện của sốt xuất huyết Dengue, nhưng có thể chuyển thành sốt xuất huyết Dengue nặng, thậm chí một bệnh nhân vừa có sốc kết hợp với suy tạng. Sốc thường xảy ra vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của bệnh, và trước khi chuyển sang sốt xuất huyết Dengue có gốc, người bệnh thường có một số dấu hiệu cảnh báo.

Xét nghiệm công thức máu hematocrit tăng so với giá trị ban đầu của người bệnh hoặc so với giá trị trung bình của lứa tuổi, số lượng tiểu cầu giảm dưới 100.000/mmo (<10 x 10° G/L). Số lượng bạch cầu ở ngưỡng bình thường, trong trường hợp có nhiễm khuẩn số lượng bạch cầu máu sẽ tăng. Protit máu giảm, men AST, ALT thường tăng. Siêu âm hoặc chụp X-quang có thể phát hiện tràn dịch màng bụng, màng phổi. Trong những trường hợp nặng số lượng tiểu cầu thường giảm nặng, kéo dài, có thể có rối loạn đông máu, rối loạn điện giải, nhiễm toan, protid máu giảm nặng.

- Thời kỳ lui bệnh

Người bệnh hết sốt, toàn trạng tốt lên, thèm ăn, huyết động ổn định và tiểu nhiều. Có thể có nhịp tim chậm và thay đổi về điện tâm đồ. Bệnh nhân văn ngon miệng và thèm ăn là dấu hiệu tiên lượng tốt. Trong trường hợp có sốc bệnh thường ổn định trong vòng 48-72 giờ. Có thể thấy các dấu hiệu của hiện tượng tái hấp thu dịch, như khó thở thuyên giảm, không còn dịch ở các khoang màng bụng, màng phổi, mạch đôi lúc không đều.

Xét nghiệm: hematocrit về bình thường, có thể giảm hơn ngưỡng của lứa tuổi do hiện tượng tái hấp thu nước vào lòng mạch. Số lượng bạch cầu về bình thường khi sốt giảm. Số lượng tiểu cầu trở về ngưỡng bình thường vào ngày thứ 7- 10 của bệnh.

Phòng ngừa, hạn chế tối đa biến chứng nguy hiểm của sốt xuất huyết Dengue và để kịp thời phát hiện, xử lý, tránh lây lan, bùng phát thành dịch thì việc theo dõi người mắc sốt xuất huyết là việc làm vô cùng quan trọng. Người bệnh cần được theo dõi liên tục cho đến khi toàn trạng hồi phục và mạch huyết áp ổn định.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 28/12/2021 - Cập nhật 13/09/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Theo quan niệm dân gian: Mắc thủy đậu cần kiêng gió, kiêng...

Theo quan niệm dân gian: Mắc thủy đậu cần kiêng gió, kiêng...

Thủy đậu: căn bệnh truyền nhiễm dễ lây truyền và có đến hơn 90% người mắc bệnh nếu chưa có miễn dịch. Từ xưa đến nay nếu phát hiện sớm và điều trị thì bệnh...

19/01/2022

4426 Lượt xem

5 Phút đọc

Gánh nặng bệnh truyền nhiễm đang có xu hướng gia tăng tại...

Gánh nặng bệnh truyền nhiễm đang có xu hướng gia tăng tại...

Những bệnh truyền từ người sang người hoặc từ động vật sang người được gọi là bệnh truyền nhiễm. Một số bệnh được truyền qua đường không khí cùng với nước bọt...

19/01/2022

1264 Lượt xem

3 Phút đọc

6 thể bệnh xuất hiện phổ biến trong bệnh lý truyền nhiễm

6 thể bệnh xuất hiện phổ biến trong bệnh lý truyền nhiễm

Bệnh truyền nhiễm theo nhận định của các chuyên gia, bệnh luôn là mối quan tâm hàng đầu trên toàn thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng. Đối tượng mắc bệnh có ...

19/01/2022

931 Lượt xem

3 Phút đọc

Điểm mặt 10 thể bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện và bệnh tái ...

Điểm mặt 10 thể bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện và bệnh tái ...

Bệnh truyền nhiễm là bệnh lý dễ lây truyền với tốc độ nhanh chóng, nếu không được khống chế thì có thể hình thành những ổ dịch lớn, vừa và nhỏ. Qua bài viết...

19/01/2022

1198 Lượt xem

3 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG