Nội dung chính
  • Bệnh bướu cổ kiêng ăn gì?
  • 1. Rau họ cải
  • 2. Đậu nành và các sản phẩm có chứa đậu nành
  • 3. Đồ uống chứa cồn
  • 4. Đồ uống chứa caffein
  • 5. Thực phẩm nhiều đường
  • 6. Thực phẩm chế biến sẵn
  • 7. Nội tạng động vật
  • 8. Thực phẩm chứa gluten
  • 9. Sữa tươi nguyên kem
  • 10. Các loại quả chứa sắc tố
  • 11. Thực phẩm có chứa goitrogenic
  • Bệnh bướu cổ nên ăn gì để hỗ trợ điều trị bệnh
Nội dung chính
  • Bệnh bướu cổ kiêng ăn gì?
  • 1. Rau họ cải
  • 2. Đậu nành và các sản phẩm có chứa đậu nành
  • 3. Đồ uống chứa cồn
  • 4. Đồ uống chứa caffein
  • 5. Thực phẩm nhiều đường
  • 6. Thực phẩm chế biến sẵn
  • 7. Nội tạng động vật
  • 8. Thực phẩm chứa gluten
  • 9. Sữa tươi nguyên kem
  • 10. Các loại quả chứa sắc tố
  • 11. Thực phẩm có chứa goitrogenic
  • Bệnh bướu cổ nên ăn gì để hỗ trợ điều trị bệnh
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Bệnh bướu cổ kiêng ăn gì? Chế độ dinh dưỡng cho người bướu cổ

Bệnh bướu cổ (hay còn gọi là bướu giáp) là bệnh lý ngày càng nhiều người mắc phải. Bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị, thì việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả cải thiện bệnh bướu cổ. Do đó, bệnh bướu cổ kiêng ăn gì luôn là thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân và gia đình. Hãy cùng IVIE - Bác sĩ ơi giải đáp thắc mắc này, và điểm danh 5 thực phẩm tốt cho bệnh bướu cổ ngay dưới đây.
Nội dung chính
  • Bệnh bướu cổ kiêng ăn gì?
  • 1. Rau họ cải
  • 2. Đậu nành và các sản phẩm có chứa đậu nành
  • 3. Đồ uống chứa cồn
  • 4. Đồ uống chứa caffein
  • 5. Thực phẩm nhiều đường
  • 6. Thực phẩm chế biến sẵn
  • 7. Nội tạng động vật
  • 8. Thực phẩm chứa gluten
  • 9. Sữa tươi nguyên kem
  • 10. Các loại quả chứa sắc tố
  • 11. Thực phẩm có chứa goitrogenic
  • Bệnh bướu cổ nên ăn gì để hỗ trợ điều trị bệnh

Bệnh bướu cổ kiêng ăn gì?

Ngoài phác đồ điều trị bệnh của bác sĩ nội tiết, thì chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh luôn là yếu tố vô cùng quan trọng giúp cải thiện bệnh bướu cổ. Vì vậy, "bệnh bướu cổ kiêng ăn gì?" để giảm các triệu chứng bệnh (như: mệt mỏi, khó nuốt,…) thì dưới đây là một số gợi ý, gồm:

1. Rau họ cải

Đối với băn khoăn "bị bướu cổ kiêng ăn gì" thì các loại rau họ cải luôn đứng đầu trong danh sách. Hầu hết các loại rau họ cải có chứa hợp chất glucosinolates có thể biến đổi thành isothiocyanates - hợp chất không tốt ho người bị bệnh bướu cổ. Bởi, isothiocyanates sẽ ngăn chặn quá trình hấp thụ iod của tuyến giáp. Trong khi tuyến giáp rất cần i ốt để sản xuất ra hormone. Khi thiếu i ốt tuyến giáp sẽ tăng tiết FSH khiến tuyến giáp phì đại, tăng sinh và có thể dẫn tới bướu cổ.

Do đó việc tiêu thụ các loại rau họ cải có thể khiến bệnh bướu nhân giáp thêm trầm trọng hơn. Một số loại rau họ cải có thể kể đến như: cải xanh, cải xoăn, cải bắp, cải bruxen,… Nếu bạn là “fan” của rau họ cải thì vẫn có thể tiêu thụ một lượng nhỏ bằng cách thái nhỏ, nấu chín, không ăn sống.

Người bệnh bướu cổ, và tuyến giáp cần hạn chế ăn các loại rau họ cải

Người bệnh bướu cổ, và tuyến giáp cần hạn chế ăn các loại rau họ cải

2. Đậu nành và các sản phẩm có chứa đậu nành

Tương tự như các loại rau họ cải, thì đậu nành cũng có tác dụng chống lại tuyến giáp, ức chế sự hấp thu iod trong tuyến giáp. Không chỉ đậu nành nguyên chất mà các chế phẩm đậu nành như đậu phụ, sữa, tào phớ, đậu nành lên men,… đều có chứa hợp chất isoflavone gây cản trở quá trình tạo hormone của tuyến giáp. Do đó bệnh nhân bướu cổ, hoặc bệnh tuyến giáp nên hạn chế sử dụng, không sử dụng nhiều đậu nành.

Đậu nành và các sản phẩm có chứa đậu nành người bệnh bướu cổ cần kiêng

Đậu nành và các sản phẩm có chứa đậu nành người bệnh bướu cổ cần kiêng

Ngoài ra có thể thay thế dầu ăn từ đậu nành bằng dầu ăn từ hạt hướng dương sẽ rất tốt cho tuyến giáp.

Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám trực tuyến với bác sĩ hoặc gọi đến hotline 19003367 để được hướng dẫn sử dụng ứng dụng!

3. Đồ uống chứa cồn

Các loại đồ uống chứa cồn như: rượu, bia,… thường không tốt cho sức khỏe dạ dày, thần kinh và cả tuyến giáp. Với những người mắc bệnh bướu cổ uống nhiều rượu bia sẽ gây ra tình trạng rối loạn hoạt động tuyến giáp. Đồng thời giảm khả năng hấp thụ thuốc chữa bệnh, tăng nguy cơ loãng xương.

Người bệnh bướu cổ kiêng các loại đồ uống chứa cồn

Người bệnh bướu cổ kiêng các loại đồ uống chứa cồn

4. Đồ uống chứa caffein

Caffeine là một chất có tác dụng kích thích hệ thần kinh, tim mạch và cả tuyến giáp. Với những người mắc bệnh bướu cổ thể độc thì việc tiêu thụ các đồ uống, thực phẩm có chứa caffeine sẽ làm gia tăng nguy cơ xuất hiện triệu chứng lo âu, căng thẳng. Vì vậy đối với những bệnh nhân mắc bướu nhân giáp độc thì không nên sử dụng những sản phẩm có chứa caffeine như: trà xanh, cà phê, nước chè đặc.

5. Thực phẩm nhiều đường

Bị bướu cổ không nên ăn gì, thì danh sách không thể thiếu là các loại thực phẩm nhiều đường fructose đã chế biến (hoặc đường công nghiệp có nhiều thành phần hóa học)Một số loại thực phẩm như: kẹo, bánh, mứt,… có chứa hàm lượng fructose đã qua chế biến không tốt cho sức khỏe. Thông thường thì fructose là một hợp chất tự nhiên có nhiều trong trái cây, tuy nhiên khi fructose đã qua xử lý sẽ làm mất đi chất xơ và chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe.

Khi ăn nhiều fructose sẽ gây hại cho cơ thể, có ảnh hưởng tiêu cực tới tuyến giáp. Hơn nữa lượng đường khi nạp vào cơ thể nếu không được chuyển hóa sẽ gây tăng cân nhanh, tăng nguy cơ mỡ máu cao, tiểu đường. Do đó những người mắc bệnh bướu cổ nên hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường.

Người bướu cổ kiêng thực phẩm nhiều đường

Người bướu cổ kiêng thực phẩm nhiều đường

6. Thực phẩm chế biến sẵn

Những thực phẩm đã được chế biến đều có sử dụng các chất phụ gia và hàm lượng calo có tác động xấu tới tuyến giáp. Hơn nữa hàm lượng đường, chất béo no có trong thực phẩm chế biến sẵn cũng tương đối cao không tốt cho người mắc bệnh bướu cổ. Bởi vậy nếu có ai hỏi bướu giáp kiêng ăn gì thì lời khuyên là hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chế biến sẵn, nên sử dụng đồ tươi sống bao giờ cũng tốt cho sức khỏe.

Các loại thịt chế biến sẵn bệnh nhân bướu cổ cần hạn chế tối đa trong khẩu phần ăn

Các loại thịt chế biến sẵn bệnh nhân bướu cổ cần hạn chế tối đa trong khẩu phần ăn

7. Nội tạng động vật

Bướu tuyến giáp kiêng ăn gì thì nội tạng động vật (bao gồm tim, gan, thận,… ) luôn có mặt trong danh sách này. Bởi, nội tạng động vật có nhiều có chứa nhiều axit lipoic, khi cơ thể hấp thụ nhiều sẽ gây bất ổn hoạt động tuyến giáp, khiến bệnh thêm nặng hơn.

Hơn nữa axit lipoic còn làm giảm hiệu quả điều trị của các loại thuốc điều trị bướu giáp, gây ảnh hưởng tới sức khỏe, tổn thất về kinh tế khi quá trình điều trị kéo dài.

Bệnh bướu cổ cần kiêng ăn nội tạng động vật 

Bệnh bướu cổ cần kiêng ăn nội tạng động vật 

8. Thực phẩm chứa gluten

Theo nghiên cứu của nhiều nhà khoa học thì gluten là một loại protein thường có nhiều trong lúa mạch, lúa mì, bánh quy, bánh ngọt,… đây là một chất ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa. Gluten ảnh hưởng tới hệ miễn dịch, khiến cơ thể tăng nguy cơ mắc bệnh bướu cổ, cường giáp. Theo các chuyên gia khuyến cáo chế độ ăn không có gluten sẽ giúp ngăn ngừa và giảm nguy cơ mắc bệnh bướu giáp. Vì vậy, bệnh nhân bướu cổ nên hạn chế ăn các chế phẩm từ lúa mì, lúa mạch,... thay bằng các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng khác. 

9. Sữa tươi nguyên kem

Trong sữa tươi nguyên kem thường có chứa nhiều chất béo và chất dinh dưỡng khó tiêu. Đối với hệ tiêu hóa của người mắc bệnh bướu giáp nhân (đặc biệt là thể độc) thường không tốt nên sẽ khó xử lý các chất béo này. Việc sử dụng sữa tươi có thể khiến người bệnh bị tiêu chảy.

Sữa tươi nguyên kem dễ gây đầy bụng, khó tiêu với hệ tiêu hóa người bệnh bướu cổ

Sữa tươi nguyên kem dễ gây đầy bụng, khó tiêu với hệ tiêu hóa người bệnh bướu cổ

10. Các loại quả chứa sắc tố

Một số loại quả có chứa hợp chất flavonoid như lê, cam, quýt, nho,… khi vào cơ thể sẽ bị vi khuẩn đường ruột chuyển hóa thành axit ferulic, axit glycero benzoic. Đây là nguyên nhân gây làm ức chế chức năng của tuyến giáp rất mạnh, khiến người bệnh bướu nhân tuyến giáp càng thêm trầm trọng hơn.

11. Thực phẩm có chứa goitrogenic

Bướu giáp keo kiêng ăn gì, thì cái tên cuối cùng là những thực phẩm có chứa hợp chất goitrogenic (như: măng, sắn,…). khi vào cơ thể sẽ các hợp chất này sẽ ức chế, kìm hãm hoạt động của tuyến giáp. Do đó người bệnh tuyệt đối hạn chế sử dụng các thực phẩm có chứa hợp chất goitrogenic nếu không muốn bệnh thêm nặng hơn.

Có thể thấy việc bạn uống gì ăn gì ảnh hưởng rất nhiều tới quá trình điều trị bệnh bướu giáp. Do đó ngoài việc điều trị bằng thuốc thì bạn cần tuân thủ theo những chỉ định ăn uống của bác sĩ nội tiết để quá trình điều trị bệnh đạt hiệu quả tốt nhất. Hy vọng những thông tin chia sẻ trên đây giúp ích cho bạn đọc. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ tới IVIE - Bác sĩ ơi để được tư vấn, hỗ trợ sớm nhất.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

Bệnh bướu cổ nên ăn gì để hỗ trợ điều trị bệnh

Vấn đề dinh dưỡng có vai trò cực kỳ quan trọng đối với bệnh nhân bướu cổ, bởi những người bệnh luôn thiếu hụt các chất đạm, i ốt và năng lượng. Nguyên tắc ăn uống đối với bệnh nhân bướu cổ hỗ trợ điều trị bệnh gồm các loại thực phẩm như:

  • Các món giàu i ốt, các loại hải sản.

  • Tăng cường các loại thực phẩm giàu vitamin, hydrocarbon như: rau xanh, các loại hạt, 

  • Cần tránh các hoa quả chứa nhiều chất Flavon như: cam, quýt, táo, nho, lê; hạn chế đồ ăn từ nội tạng động vật. Bởi các chất này sẽ được vi khuẩn đường ruột phân giải thành các axit ferulic gây ức chế tuyến giáp, khiến bệnh bướu cổ nặng hơn.

Hải sản

Hải sản rất có lợi cho người bệnh bướu cổ. Chúng là loại thực phẩm giàu omega-3, i-ốt và selen tự nhiên, có tác động tích cực hoạt động của tuyến giáp. Đồng thời, các loại hải sản như: cua, cá, nghêu, tôm, sò, hàu,... còn có thể chế biến thành nhiều món ăn 

Hải sản chứa nhiều i ốt, rất tốt cho người bướu cổ

Hải sản chứa nhiều i ốt, rất tốt cho người bướu cổ

Trứng

Trứng giàu dinh dưỡng, chứa nhiều i ốt, protein, vitamin, và chất selen, rất có lợi cho sức khỏe và cần thiết đối với người bệnh bướu cổ. Tuy nhiên, vì nhiều dinh dưỡng nên người bệnh cũng cần ăn trứng ở lượng vừa phải, ăn nhiều sẽ thừa cholesterol dễ gây béo phì. 

Vì vậy, người bệnh tuyến giáp nói chung và bướu cổ không nên ăn quá 2 quả trứng/ ngày.

Khoai tây

Khoai tây là loại thực phẩm giàu i ốt mà ít người biết. Đồng thời, với hàm lượng vitamin C phong phú (giúp giảm viêm, tăng đề kháng), khoai tây nên là thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn người bệnh tuyến giáp, bướu cổ. 

Tuy nhiên, tương tự như trứng, là thực phẩm giàu dinh dưỡng nên khẩu phần ăn của người bướu cổ chỉ tối đa là 300 gram/ ngày (3 lạng).

Sữa

Dù sữa tươi nguyên kem là thực phẩm người bướu cổ cần kiêng, tuy nhiên chế phẩm từ sữa tươi (sữa chua) lại có rất nhiều lợi ích với người bướu cổ. Bởi lúc này hàm lượng dinh dưỡng của sữa có nhiều thay đổi, nhiều men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa, rất giàu i ốt, vitamin và chất dinh dưỡng, rất tốt cho bệnh nhân bướu cổ, được rất nhiều bác sĩ dinh dưỡng khuyên dùng. 

Sữa chua là thực phẩm rất giàu i ốt rất tốt cho người bướu cổ

Sữa chua là thực phẩm rất giàu i ốt rất tốt cho người bướu cổ

Rong biển

Rong biển từ lâu là loại rau rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt với người bướu cổ. Ngoài là món ăn yêu thích của nhiều người, rong biển còn giúp điều hòa nội tiết tố tuyến giáp, giàu i ốt, có tính mát, làm mềm khối u và tiêu đờm. Hơn nữa, loại rong biển còn làm được nhiều món như: nấu canh, ăn kèm sushi, làm salad,...

Rong biển là thực phẩm giàu vitamin, i-ốt, rất tốt cho người tuyến bệnh bướu cổ

Rong biển là thực phẩm giàu vitamin, i-ốt, rất tốt cho người tuyến bệnh bướu cổ

Như vậy, IVIE - Bác sĩ ơi đã gửi đến bạn bệnh bướu cổ kiêng ăn gì? Thực đơn dinh dưỡng cho người bướu cổ. Mong rằng những thông tin này giúp bạn giải đáp thắc mắc và nhanh chóng cải thiện tình trạng sức khỏe. Ngoài ra, nếu muốn thăm khám bệnh bướu cổ, bệnh nội tiết với các bác sĩ giỏi trên toàn quốc, bạn liên hệ ngay đến tổng đài đặt lịch khám bệnh: 1900.638.367 để được hỗ trợ nhanh chóng. 

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 27/08/2021 - Cập nhật 12/06/2023
5/5 - (26 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Hướng dẫn phòng ngừa bệnh bướu nhân giáp hiệu quả ngay hôm...

Hướng dẫn phòng ngừa bệnh bướu nhân giáp hiệu quả ngay hôm...

Theo thống kê những năm gần đây số lượng người mắc bệnh về tuyến giáp ngày càng tăng, đặc biệt là bướu nhân giáp. Bướu nhân giáp là thuật ngữ được dùng để chỉ...

31/08/2021

4475 Lượt xem

5 Phút đọc

Giải đáp thắc mắc bướu giáp có lây không?

Giải đáp thắc mắc bướu giáp có lây không?

Cũng giống như bệnh tiểu đường, bệnh bướu giáp thuộc nhóm bệnh nội tiết và tỷ lệ người mắc thuộc nhóm bệnh này đang tăng lên. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến...

30/08/2021

4033 Lượt xem

5 Phút đọc

Tìm hiểu tình trạng bướu giáp và thai kỳ trong giai đoạn...

Tìm hiểu tình trạng bướu giáp và thai kỳ trong giai đoạn...

Người phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ bình thường có những thay đổi về mặt sinh lý và hormon nội tiết tố nữ dẫn đến sự thay đổi chức năng tuyến giáp. Vậy làm...

30/08/2021

819 Lượt xem

6 Phút đọc

Đừng để bướu giáp keo biến chứng thành những bệnh lý nguy...

Đừng để bướu giáp keo biến chứng thành những bệnh lý nguy...

Bướu giáp keo thuộc loại bướu giáp đơn thuần, đa số đều là lành tính. Biết được điều này, tâm lý của khá nhiều người bệnh thường chủ quan, cho rằng nó sẽ không ...

30/08/2021

10373 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG