Nội dung chính
  • 1. Triệu chứng bạch hầu thể thông thường
  • 3. Triệu chứng bạch hầu ác tính
  • 4. Triệu chứng bạch hầu thanh quản
Nội dung chính
  • 1. Triệu chứng bạch hầu thể thông thường
  • 3. Triệu chứng bạch hầu ác tính
  • 4. Triệu chứng bạch hầu thanh quản
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Bệnh bạch hầu- thể bệnh nguy hiểm mà không phải ai cũng biết

Hay gặp nhất là bạch hầu họng (70%), bạch hầu thanh quản (20-30%), bạch hầu mũi (4%), bạch hầu mắt (3-8%), bạch hầu da... 
Nội dung chính
  • 1. Triệu chứng bạch hầu thể thông thường
  • 3. Triệu chứng bạch hầu ác tính
  • 4. Triệu chứng bạch hầu thanh quản

1. Triệu chứng bạch hầu thể thông thường

- Thời gian nung bệnh: từ 2-5 ngày, không có triệu chứng lâm sàng.

- Thời kỳ khởi phát

Trẻ có triệu chứng sốt.

Trẻ có triệu chứng sốt.

Trẻ sốt nhẹ 37,5°. 38°C, khó chịu, mệt nhọc, quấy khóc, ăn kém, da hơi xanh, sổ mũi một bên hoặc 2 bên.

Khám họng: họng hơi đỏ, amylan có điểm trắng mờ ở một bên. Giả mạc dễ bong, nhưng mọc lại ngay sau khi bóc tách. Sờ thấy hạch cổ nhỏ, di động, không đau.

Cần ngoáy họng lấy bệnh phẩm để cấy tìm vi khuẩn ngay. Khám họng lại sau vài giờ nếu giả mạc lan rộng cần phải điều trị ngay, không chờ kết quả xét nghiệm, nếu đang có dịch bạch hầu.

- Thời kỳ toàn phát: vào ngày thứ 2-3 của bệnh.

Toàn thân: Trẻ sốt 38° . 38,5°, nuốt đau, da xanh, mệt, chán ăn, mạch nhanh, huyết áp hơi hạ, nước tiểu có albumin.

Bệnh bạch hầu. nguy hiểm hơn những gì ta nghĩ.

Bệnh bạch hầu. nguy hiểm hơn những gì ta nghĩ.

Các triệu chứng địa phương 

  • Hạch góc hàm: nhỏ, chắc, di động, sờ không đau. Bệnh nhân sổ mũi nhiều, nước mũi trắng hoặc lẫn mủ. 

Tiến triển:

  • Nếu điều trị sớm bằng huyết thanh kháng bạch hầu (SAD) và kháng sinh, giả mạc hết nhanh trong vòng 24 giờ : 3 ngày, bệnh nhân hết sốt, nhưng còn mệt, da xanh.
  • Nếu điều trị quá muộn hoặc không điều trị sẽ xuất hiện nhiều biến chứng dẫn đến tử vong. Các biến chứng có thể gặp như giả mạc lan xuống thanh quản gây bạch hầu thanh quản, biến chứng tim mạch, biến chứng liệt, xuất hiện bạch hầu ác tính thứ phát.

Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám trực tuyến với bác sĩ hoặc gọi đến hotline 19003367 để được hướng dẫn sử dụng ứng dụng!

3. Triệu chứng bạch hầu ác tính

Chia làm 2 thể

  • Bạch hầu ác tính tiên phát: xuất hiện vào ngày thứ nhất hoặc thứ 2 của bệnh.
  • Bạch hầu ác tính thứ phát: xuất hiện vào ngày thứ 10-15 của bệnh hoặc chậm hơn, vào ngày thứ 40-50 của bệnh. 4.2.1. 

a. Bạch hầu ác tính tiên phát 

Thời kỳ khởi phát

  • Có thể âm ỉ như bạch hầu thông thường hoặc bắt đầu đột ngột với các triệu chứng nặng ngay: sốt cao, nôn, nhiễm độc nặng như mệt lả, da xanh tái, vật vã, khó chịu, xuất huyết.

Thời kỳ toàn phát: tiếp theo thời kỳ khởi phát vài giờ, xuất hiện các dấu hiệu địa phương và dấu hiệu nhiễm độc toàn thân nặng. 

  • Các dấu hiệu địa phương: 

+ Họng: giả mạc lan nhanh ra khắp họng, ở 2 tuyến hạch nhân, ở màn

hầu, cột trước của họng. Giả mạc dày, xám, đôi khi màu hơi đen do xuất huyết, dính chặt vào niêm mạc, bóc tách chảy máu. Niêm mạc xung quanh giả mạc sung huyết đỏ, phu, đôi khi có xuất huyết.

+ Hạch cổ: hai bên sưng to, dính với nhau thành một khối, sờ không di

động làm cổ họng to, không đau, phù quanh hạch làm cho cổ bạnh ra. 

+ Sổ mũi: nước mũi đặc có lẫn máu, hai lỗ mũi bị loét, có thể có giả mạc ở

mũi.

+ Có thể có các dấu hiệu cơ năng: bệnh nhân đau không nuốt được, đôi

khi uống sặc ra qua mũi, nói giọng mũi, hơi thở hôi. 

Các dấu hiệu toàn thân và nhiễm độc:

  • Sốt cao 39-40°C, gan to.
  • Biểu hiện nhiễm độc nặng: da xanh nhợt, mệt lả, môi tím, mắt thâm quầng, khó thở. 
  • Các biến loạn về tim mạch: tim nhịp nhanh, loạn nhịp, nhịp ngựa phi, huyết áp hạ. 
  • Nước tiểu ít, trong nước tiểu có albumin, đôi khi tăng urê máu. 
  • Có thể xuất huyết ngoài da, bầm tím nơi tiêm, chảy máu cam. 
  • Xét nghiệm máu: bạch cầu tăng cao, chủ yếu tăng bạch cầu đa nhân, tiểu cầu hạ.

Diễn biến: thường rất nặng, nếu điều trị sớm bằng kháng huyết thanh (SAD), kháng sinh và hồi sức tích cực bệnh có thể khỏi. Tiến triển của bạch hầu ác tính có thể dưới các hình thái: 

  • Tối cấp: tử vong sau 24-36 giờ với các triệu chứng khó thở, ỉa lỏng, xuất huyết và truỵ mạch.
  • Tiến triển nhanh: tử vong sau 5-6 ngày của bệnh do ngạt thở và xuất huyết, biến loạn tim mạch, hoặc ngạt thở do giả mạc lan rộng xuống thanh quản, các nhánh khí quản, mở khí quản ít có tác dụng.
  • Tiến triển bản cấp: biểu hiện bạch hầu ác tính thứ phát.

b. Bạch hầu ác tính thứ phát

Thường xuất hiện sau bạch hầu ác tính tiên phát, được điều trị tích cực, hết giả mạc, hạch cổ nhỏ lại nhưng trẻ vẫn còn mệt lả, hết sốt; hoặc xuất hiện sau bạch hầu thể thông thường nhưng do điều trị muộn nên giả mạc mất chậm; đến ngày thứ 6-7 của bệnh giả mạc mới hết.

Đến ngày 10-15 của bệnh vẫn còn tồn tại một số triệu chứng biểu hiện nặng như: mệt lả, da xanh, nhịp tim nhanh đến 140 lần/phút, hoặc nhịp tim chậm dưới 50 lần/phút; có thể nhịp ba, nhịp ngựa phi. Kèm theo gan to, các tổn thương ở thận như thiểu niệu, albumin niệu, urê máu tăng. Bệnh nhân tử vong đột ngột do truỵ tim mạch.

Bạch hầu ác tính thứ phát có thể xuất hiện muộn vào ngày thứ 35-50 của bệnh, khi bệnh nhân vẫn còn tồn tại các rối loạn về tim mạch, về thận, nhiễm độc da xanh tái, mệt lả, tử vong đột ngột do ngất hoặc truy mạch.

4. Triệu chứng bạch hầu thanh quản

Rất hiếm gặp tiên phát, thường xảy ra sau bạch hầu họng không được điều trị hay điều trị muộn, giả mạc lan xuống thanh quản kèm theo sung huyết và

phù nề thanh quản. Hay gặp ở trẻ từ 2-5 tuổi, hiếm gặp ở trẻ dưới 1 tuổi và người lớn.

Bệnh diễn biến qua 3 giai đoạn:

- Giai đoạn khàn tiếng 

Khởi đầu sốt nhẹ 37,5 - 38°C, hơi mệt, nói khàn, ho ông ổng biểu hiện của viêm thanh quản.

Sau đó giọng khàn hơn, mất giọng, nói không ra tiếng. 

Nếu khàn giọng sớm, họng có giả mạc và được điều trị bằng SAD, kháng sinh bệnh sẽ ngừng tiến triển. Nếu không được điều trị kịp thời, 1-2 ngày sau chuyển sang giai đoạn khó thở.

- Giai đoạn khó thở:

Lúc đầu xuất hiện khó thở từng cơn, khi bị kích thích, gắng sức: khó thở cấp I. 

Người bệnh xuất hiện triệu chứng khó thở liên tục.

Người bệnh xuất hiện triệu chứng khó thở liên tục.

Sau đó xuất hiện khó thở liên tục do hẹp thanh quản: khó thở chậm, khó thở vào, khi thở vào có tiếng rít, co kéo trên và dưới xương ức, co kéo trên xương đòn và khoang liên sườn. Kèm theo trẻ vật vã, giãy dụa: khó thở cấp II. Nếu được mở khí quản ngay thì hết khó thở.

Nếu không mở khí quản kịp thời thì chuyển sang giai đoạn ngạt thở: thở nhanh nông: khó thở cấp III. Giai đoạn này có mở khí quản cũng ít kết quả.

- Giai đoạn ngạt thở

Bệnh nhân nằm yên không giãy dụa, thở nhanh và nông, môi và da tím tái, mạch nhanh, nhỏ, trẻ mê man và tử vong do ngạt thở. Thời gian từ lúc mắc bệnh đến tử vong kéo dài từ 5-7 ngày.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 28/12/2021 - Cập nhật 28/12/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Theo quan niệm dân gian: Mắc thủy đậu cần kiêng gió, kiêng...

Theo quan niệm dân gian: Mắc thủy đậu cần kiêng gió, kiêng...

Thủy đậu: căn bệnh truyền nhiễm dễ lây truyền và có đến hơn 90% người mắc bệnh nếu chưa có miễn dịch. Từ xưa đến nay nếu phát hiện sớm và điều trị thì bệnh...

19/01/2022

4453 Lượt xem

5 Phút đọc

Gánh nặng bệnh truyền nhiễm đang có xu hướng gia tăng tại...

Gánh nặng bệnh truyền nhiễm đang có xu hướng gia tăng tại...

Những bệnh truyền từ người sang người hoặc từ động vật sang người được gọi là bệnh truyền nhiễm. Một số bệnh được truyền qua đường không khí cùng với nước bọt...

19/01/2022

1289 Lượt xem

3 Phút đọc

6 thể bệnh xuất hiện phổ biến trong bệnh lý truyền nhiễm

6 thể bệnh xuất hiện phổ biến trong bệnh lý truyền nhiễm

Bệnh truyền nhiễm theo nhận định của các chuyên gia, bệnh luôn là mối quan tâm hàng đầu trên toàn thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng. Đối tượng mắc bệnh có ...

19/01/2022

946 Lượt xem

3 Phút đọc

Điểm mặt 10 thể bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện và bệnh tái ...

Điểm mặt 10 thể bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện và bệnh tái ...

Bệnh truyền nhiễm là bệnh lý dễ lây truyền với tốc độ nhanh chóng, nếu không được khống chế thì có thể hình thành những ổ dịch lớn, vừa và nhỏ. Qua bài viết...

19/01/2022

1216 Lượt xem

3 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG