Nội dung chính
  • 1 Nguyên nhân sổ mũi, chảy nước mũi mùa hè ở trẻ
  • 2. Cẩm nang điều trị sổ mũi, chảy nước mũi mùa hè ở trẻ mà bố mẹ không nên bỏ qua
Nội dung chính
  • 1 Nguyên nhân sổ mũi, chảy nước mũi mùa hè ở trẻ
  • 2. Cẩm nang điều trị sổ mũi, chảy nước mũi mùa hè ở trẻ mà bố mẹ không nên bỏ qua
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Bé sổ mũi, chảy nước mũi mùa hè, phải làm sao?

Sổ mũi, chảy nước mũi mùa hè đôi chỉ là phản ứng của cơ thể trẻ với một dị nguyên nào đó. Nhưng đây cũng có thể là dấu hiệu báo sớm tình trạng cúm mùa phổ biến ở trẻ trong tiết trời mùa hè oi bức. Điều này khiến không ít các bậc phụ huynh lo lắng và có những hướng điều trị không hợp lý dẫn tới tình trạng sổ mũi nặng nề hơn. Nếu các bậc phụ huynh đang quan tâm về vấn đề này thì không nên bỏ qua bài viết dưới đây của iSofHcare.
Nội dung chính
  • 1 Nguyên nhân sổ mũi, chảy nước mũi mùa hè ở trẻ
  • 2. Cẩm nang điều trị sổ mũi, chảy nước mũi mùa hè ở trẻ mà bố mẹ không nên bỏ qua

1 Nguyên nhân sổ mũi, chảy nước mũi mùa hè ở trẻ

Sổ mũi, chảy nước mũi ở trẻ là triệu chứng phổ biến và gần như 100% trẻ đều đã từng trải qua. Bởi nguyên nhân gây bệnh đa dạng và ở nhiều cấp độ khác nhau. Tùy theo từng nguyên nhân mà ngoài sổ mũi, trẻ còn xuất hiện thêm các triệu chứng lâm sàng khác. Vì vậy chẩn đoán nguyên nhân rất quan trọng, trẻ bị sổ mũi có thể xuất phát từ các nguyên nhân:

a. Sổ mũi do viêm

Với nguyên nhân do viêm thì phần lớn tác nhân gây bệnh là virus, nấm, vi khuẩn. Chúng xâm nhập và kích thích niêm mạc mũi tăng tiết dịch nhầy dẫn tới các triệu chứng như sổ mũi, chảy nước mũi. Ngoài ra, mũi là cửa ngõ của đường hô hấp nên dịch mũi có thể đi xuống vùng họng, phế quản cùng với tác nhân gây bệnh dẫn tới viêm họng, viêm phế quản.

Trong đó sổ mũi do nấm, virus thường có dịch mũi trong, nhầy và ít khi có mùi hôi. Ngược lại khi có sự xuất hiện của vi khuẩn, trẻ thường sổ mũi nước đục, màu vàng hoặc xanh kèm theo các triệu chứng như sốt cao, ho,...

Chảy nước mũi khiến trẻ bị khó chịu, quấy khóc, kém ăn

b. Sổ mũi không do viêm

Sổ mũi không do viêm là tình trạng dị ứng hoặc có sự xuất hiện của dị vật. Trong đó dị vật chiếm tỷ lệ rất nhỏ nhưng lại là nguyên nhân nguy hiểm nhất cần được loại bỏ đầu tiên khi thăm khám trẻ sổ mũi. Bởi khi dị vật có thể dẫn tới nghẹt mũi, giảm thông khí hô hấp và gây viêm nhiễm, áp xe nếu kéo dài lâu.

Bên cạnh đó sổ mũi do dị ứng là nguyên nhân thường gặp ở trẻ nhỏ vào mùa hè. Trẻ có thể bị dị ứng phấn hoa, bụi nhà, lông chó mẹ hoặc thức ăn với các triệu chứng như sổ mũi, hắt hơi, ngứa mũi, chảy nước mắt...Tuy nhiên cần lưu ý, sổ mũi do dị ứng có thể xuất hiện các biến chứng nặng nếu cơ thể trẻ quá mẫn cảm hoặc tiếp xúc lâu ngày không được điều trị. Sổ mũi do dị ứng là một yếu tố nguy cơ của bệnh lý hen ở trẻ.

Gọi hotline 19003367 hoặc Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám ưu tiên, nhanh chóng, giảm thời gian chờ đợi tại các Bệnh viện tuyến trung ương và các phòng khám hàng đầu tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thanh Hóa.

2. Cẩm nang điều trị sổ mũi, chảy nước mũi mùa hè ở trẻ mà bố mẹ không nên bỏ qua

Sổ mũi ở trẻ nhỏ cần được can thiệp sớm nếu không bệnh diễn tiến mãn tính và xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm xoang, viêm họng, viêm phế quản,... Tuy nhiên can thiệp sớm không có nghĩa là phải dùng thuốc và các thủ thuật xâm lấn ảnh hưởng tới trẻ mà đơn giản chỉ là thay đổi chế độ chăm sóc, chế độ dinh dưỡng,... Riêng đối với sổ mũi do nguyên nhân vi khuẩn hoặc khi trẻ mũi nước trẻ chuyển sang màu vàng, màu xanh thì cần đưa trẻ tới trung tâm y tế để được điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

Để biết thêm chi tiết công việc điều trị sổ mũi, bố mẹ có thể tham khảo ngay những mẹo dưới đây:

a. Vệ sinh sạch vùng mũi

Vệ sinh vùng mũi là cách đơn giản để loại bỏ một lượng lớn vi khuẩn, virus ra ngoài và giúp mũi trẻ được thông thoáng. Tuy nhiên mẹ cần phải biết cách vệ sinh khoa học để không làm tổn thương niêm mạc mũi của trẻ. Tốt nhất nên sử dụng nước muối sinh lý NaCl 0,9% mỗi ngày 4-5 lần và khăn giấy mềm khi lau cho trẻ. Các thao tác cần thực hiện:

- Đầu tiên ngâm lọ nước muối vào nước ấm để làm ẩm vùng xịt hạn chế cảm giác lạnh buốt khiến trẻ khó chịu khi đưa vào.

- Cho trẻ nằm đầu hơi ngứa bằng cách mẹ giữ một tay phía sau cho đầu trẻ gập góc 45 độ. Hoặc kê gối cao cho trẻ nằm trên giường.

Kê cao đầu của trẻ khi ngủ tạo cảm giác thoải mái, ngăn ngừa nước mũi chảy vào trong

- Nhỏ nước muối sinh lý vào từng bên mũi. Chỉ nên nhỏ từ 2-3 giọt mỗi bên sau đó chờ khoảng 30 giây để chất nhầy nằm bên trong hốc mũi loãng và chảy ra. Mẹ nên tập cho trẻ cách hỉ mũi bằng cách bóp một bên mũi và cho trẻ hỉ bên con lại. Thực hiện liên tục 1-2 lần mỗi bên. Tuy nhiên những đứa trẻ còn quá nhỏ, việc thực hiện các động tác trên là không thể nên mẹ có thể sử dụng bóng hút mũi hoặc hút mũi bằng miệng.

Dùng nước muối sinh lý rửa mũi cho trẻ

- Vệ sinh bình xịt và đậy nắp

Bên cạnh việc vệ sinh thì cho trẻ tránh xa những chất dễ gây dị ứng như bụi, phấn hoa, lông cho mèo,...

b. Giấc ngủ và dinh dưỡng

Theo các nghiên cứu cho thấy khi trẻ ngủ thì các niêm mạc mũi ít bị kích ứng và tình trạng sổ mũi, chảy mũi nước cũng được hạn chế. Bên cạnh đó ngủ đủ giấc giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường miễn dịch cho trẻ nhỏ.

Ngoài ra, dinh dưỡng là yếu tố quan trọng giúp trẻ có đủ năng lượng chống lại sự tấn công của vi khuẩn, virus. Cho trẻ bú nhiều hơn và cho trẻ ăn dặm với đầy đủ các dưỡng chất. Nên tăng cường các nguyên tố vi lượng như kẽm, sắt, vitamin,... để giúp củng cố hệ miễn dịch và bảo vệ trẻ từ sâu bên trong.

dinh dưỡng cho trẻ em một cách hợp lý

c. Các bài thuốc đông y

Đây là khuyến cáo có độ tin cậy không cao. Tuy nhiên các biện pháp đông y vẫn có thể sử dụng khi trẻ sổ mũi nước nhẹ. Nên sử dụng các nguyên liệu từ thiên nhiên, đơn giản, dược tính an toàn khi áp dụng ở trẻ nhỏ. Một số bài thuốc mẹ có thể dụng như cho trẻ uống nước gừng ấm, dùng lá bạc hà,...

Trên đây là những mẹo chăm sóc khi trẻ bị sổ mũi, chảy nước mũi vào mùa hè mà bố mẹ có thể tham khảo.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bài viết Y học thường thức và Hướng dẫn khám bệnh với những thông tin tin cậy, chính xác và dễ hiểu nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 26/04/2021 - Cập nhật 14/11/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Bé sổ mũi, chảy nước mũi mùa hè, phải làm sao?

Bé sổ mũi, chảy nước mũi mùa hè, phải làm sao?

Sổ mũi, chảy nước mũi mùa hè đôi chỉ là phản ứng của cơ thể trẻ với một dị nguyên nào đó. Nhưng đây cũng có thể là dấu hiệu báo sớm tình trạng cúm mùa phổ biến ...

26/04/2021

5550 Lượt xem

5 Phút đọc

Tất tần tật những điều bạn cần biết về viêm mũi dị ứng

Tất tần tật những điều bạn cần biết về viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng là bệnh viêm mũi phổ biến hay gặp hiện nay với số lượng người mắc ước tính ngày một tăng cao. Nó xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng cao hơn ở...

22/04/2021

673 Lượt xem

6 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG