Nội dung chính
  • 1. Những triệu chứng gặp phải khi mắc Covid-19
  • 2. Tại sao nhịp tim đập nhanh sau khi mắc Covid-19? Làm gì để cải thiện tình trạng này?
Nội dung chính
  • 1. Những triệu chứng gặp phải khi mắc Covid-19
  • 2. Tại sao nhịp tim đập nhanh sau khi mắc Covid-19? Làm gì để cải thiện tình trạng này?
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Bác sĩ ơi! Nhịp tim đập nhanh khi mắc COVID-19 phải làm sao?

Trong bệnh Covid- 19, virus SARS-CoV 2 tấn công vào phổi người mắc bệnh và làm chỉ số sPO2 giảm gây ra triệu chứng khó thở.
Nội dung chính
  • 1. Những triệu chứng gặp phải khi mắc Covid-19
  • 2. Tại sao nhịp tim đập nhanh sau khi mắc Covid-19? Làm gì để cải thiện tình trạng này?

1. Những triệu chứng gặp phải khi mắc Covid-19

Triệu chứng gặp phải khi mắc Covid-19

Triệu chứng bệnh Covid-19 có 5 mức độ biểu hiện:

- Hai mức độ nhẹ nhất: là không có triệu chứng (người bệnh chỉ phát hiện được qua xét nghiệm khẳng định mà không có biểu hiện gì); và triệu chứng nhẹ (có một vài triệu chứng nhẹ như sốt 37.5-380C, ho khan, đau họng, đau mỏi người, tiêu chảy, mất vị giác… mà chưa có biểu hiện thở gấp, khó thở hay có tổn thương trên phim chụp phổi). Hai nhóm này chiếm khoảng 80% ca bệnh Covid-19, thường không yêu cầu điều trị đặc biệt và tự phục hồi sau 1 tuần.

- Triệu chứng trung bình: các triệu chứng thường kéo dài, bệnh nhân có vài biểu hiện thở nhanh, mệt hơn, hụt hơi, có tổn thương phổi trên phim chụp, nhưng độ bão hoà oxy máu còn ≥ 94%. Nhóm này cần theo dõi sát các dấu hiệu chuyển nặng lên, dùng thuốc kháng virus và thuốc điều trị đặc hiệu khác. Tỷ lệ gặp khoảng 14%.

- Triệu chứng nặng: những bệnh nhân nhóm này biểu hiện khó thở rõ rệt, bão hoà oxy máu giảm < 94%, số nhịp thở nhanh > 30 lần/phút, tổn thương phổi lan toả đến 50% nhu mô phổi. Nhóm này chiếm 5% số ca bệnh.

- Triệu chứng nguy kịch: bệnh nhân suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy chức năng các cơ quan (tim, gan, thận…). Khoảng 1% số ca Covid-19 thuộc nhóm này và cũng có nguy cơ tử vong cao.

Bác sĩ ơi! - Chương trình hỗ trợ người bệnh bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để nhận tư vấn, hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ trực tuyến miễn phí qua video call với các bác sĩ hàng đầu.

2. Tại sao nhịp tim đập nhanh sau khi mắc Covid-19? Làm gì để cải thiện tình trạng này?

Còn tim đập nhanh (trên 90 lần/ phút ) chủ yếu là bị tác động bởi yếu tố tâm lý, tinh thần

Còn tim đập nhanh (trên 90 lần/ phút ) chủ yếu là bị tác động bởi yếu tố tâm lý, tinh thần. Nhịp tim đập nhanh gặp trong 2 tình huống:

  • Khi mắc bệnh: Người bệnh rơi vào trạng thái lo âu, sợ hãi,... tất cả nguyên nhân đó làm cho tim đập nhanh hơn bình thường
  • Sau khi khỏi bệnh: Vẫn còn tồn tại những lo lắng, suy nghĩ nhất định làm cho nhịp tim vẫn cứ "đập nhanh liên hồi".

Vậy chúng ta nên làm gì để cải thiện tình trạng lo âu khiến cơ thể "không bệnh cũng thành bệnh" này:

  • Hít đều thở đều, hạn chế những suy nghĩ tiêu cực.
  • Nhắm hai mắt, dùng 2 ngón tay ấn vào nhãn cầu, đếm từ 1 đến 30 sau đó thả ra, tiếp tục lặp lại nhiều lần nhất có thể. Đây là nghiệm pháp giúp giảm nhịp tim hiệu quả ngay tại nhà.
  • Xem những chương trình yêu thích để giảm cảm giác lo lắng.

Thời gian theo dõi và điều trị bệnh nhân Covid-19 thường kéo dài. Bệnh nhân mắc Covid-19 có thời gian theo dõi và điều trị tương đối dài được sử dụng thuốc kháng virus, thuốc điều trị triệu chứng và quan trọng là đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ. Bệnh tiến triển nặng nhất sau 7-8 ngày nhiễm virus, nếu không được hỗ trợ đặc biệt có thể dẫn đến suy hô hấp và tử vong rất nhanh chóng. Thời gian phục hồi dù không có biến chứng khoảng 7-10 ngày. Nhiều bệnh nhân có những di chứng kéo dài nhiều tháng sau khỏi bệnh, như chóng mệt, dễ thở gấp, mất tập trung… ảnh hưởng đến chất lượng sống và sức khỏe.

Tiêm phòng vaccine COVID-19 chính là rào chắn hữu hiệu nhất để đẩy lùi đại dịch trong thời điểm này.

Bạn hãy yên tâm rằng Chính phủ và ngành Y tế đang làm rất tốt để chống lại dịch COVID-19, vì vậy hãy giữ sức khỏe thật tốt, thường xuyên ở nhà để cùng cả nước chung tay đẩy lùi dịch bệnh.

Bản thân mỗi người nên có ý thức thực hiện và tuân thủ nghiêm túc 5K của Bộ Y tế đưa ra và có hiểu biết đúng về tiêm phòng vaccine Covid-19. Tiêm phòng vaccine COVID-19 chính là rào chắn hữu hiệu nhất để đẩy lùi đại dịch trong thời điểm này.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh 

IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 17/09/2021 - Cập nhật 03/03/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Nhân ái giúp đỡ bệnh nhân mắc Xơ gan cổ trướng vượt khó khăn

Nhân ái giúp đỡ bệnh nhân mắc Xơ gan cổ trướng vượt khó khăn

Nhân Ái đã giúp đỡ được nhiều hoàn cảnh, nhiều phần quà được trao đi. Anh Việt Cường bệnh nhân mắc xơ gan cổ trướng là một trong những người mà chương trình...

07/10/2021

1214 Lượt xem

4 Phút đọc

Nhân ái san sẻ khó khăn cùng bệnh nhân Ung thư vòm họng

Nhân ái san sẻ khó khăn cùng bệnh nhân Ung thư vòm họng

Chương trình đã trao tặng nhiều niềm tin và những phần quà đầy ý nghĩa đến với người dân trên toàn đất nước. Bệnh nhân mắc Ung thư vòm họng là một trong những...

06/10/2021

908 Lượt xem

4 Phút đọc

Nhân ái chung tay giúp đỡ bệnh nhân Ung thư vượt khó

Nhân ái chung tay giúp đỡ bệnh nhân Ung thư vượt khó

Nhân Ái - Một chương trình ý nghĩa sẽ đem lại hi vọng, niềm tin và đẩy lùi những khó khăn. Bệnh nhân mắc bệnh Ung thư cũng là một trong những trường hợp được...

05/10/2021

947 Lượt xem

4 Phút đọc

Đồng hành cùng bệnh Nhi mắc Tim bẩm sinh trong "Nhân Ái"

Đồng hành cùng bệnh Nhi mắc Tim bẩm sinh trong "Nhân Ái"

Nhân ái đã trao đi nhiều tình thương và phần quà ý nghĩa đến những người dân trên toàn đất nước. Và trong đó những bệnh Nhi mắc bệnh Tim bẩm sinh cũng là những ...

04/10/2021

876 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG