Nội dung chính
  • 1. Yếu tố nguy cơ tim mạch là gì?
  • 2. Yếu tố nguy cơ không thể hoặc khó thay đổi được
  • 3. Yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được
Nội dung chính
  • 1. Yếu tố nguy cơ tim mạch là gì?
  • 2. Yếu tố nguy cơ không thể hoặc khó thay đổi được
  • 3. Yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

10+ Yếu tố nguy cơ tim mạch hàng đầu hiện nay

Bệnh tim mạch đã và đang là vấn đề về sức khỏe được quan tâm hàng đầu trên thế giới với tỷ lệ tử vong và tỉ lệ tàn tật đứng hàng đầu cũng như gây ra gánh nặng kinh tế - y tế cao nhất so với tất cả các nhóm bệnh lý khác. Vậy có những yếu tố nguy cơ tim mạch nào? Và yếu tố nào có thể thay đổi, cải thiện được, yếu tố nào không? Cách thay đổi là gì? Hãy cùng IVIE – Bác sĩ ơi tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Nội dung chính
  • 1. Yếu tố nguy cơ tim mạch là gì?
  • 2. Yếu tố nguy cơ không thể hoặc khó thay đổi được
  • 3. Yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được

1. Yếu tố nguy cơ tim mạch là gì?

Yếu tố nguy cơ tim mạch là những yếu tố liên quan tới sự gia tăng khả năng mắc bệnh tim mạch. Một người có thể mang một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ nào đó đồng nghĩa là có sự gia tăng khả năng mắc bệnh chứ không phải chắc chắn sẽ bị bệnh. Thông thường các yếu tố nguy cơ sẽ đi kèm với nhau, làm cho bệnh thêm nặng hơn.

2. Yếu tố nguy cơ không thể hoặc khó thay đổi được

a. Tuổi

Nguy cơ mắc bệnh tim mạch tăng lên khi tuổi đời cao hơn. Các nghiên cứu chỉ ra rằng tuổi tác là một trong những yếu tố để dự đoán bệnh tật quan trọng nhất. Hơn một nửa trong số những người bị đột quỵ tim mạch có tuổi cao hơn 65 tuổi. Tất nhiên chúng ta không thể thay đổi được tuổi đời của mình được nhưng việc ăn uống, sinh hoạt điều độ, khoa học có thể giúp bạn làm chậm quá trình thoái hóa do tuổi tác và làm giảm nguy cơ mắc bệnh.

Tuổi càng cao nguy cơ mắc bệnh tim mạch càng tăng

Tuổi càng cao nguy cơ mắc bệnh tim mạch càng tăng

b. Giới

Nam giới thường có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn nữ giới ở độ tuổi trẻ. Tuy nhiên nữ giới sau khi mãn kinh, tuổi cao cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch không khác nhiều so với nam giới. Hiện nay bệnh tim mạch ở nữ giới đang là vấn đề đáng báo động do sự chủ quan của mỗi người.

c. Yếu tố di truyền

Những người có yếu tố di truyền có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn những người khác. Ví dụ cha mẹ hoặc anh chị em của bạn đã từng gặp phải những vấn đề về tim mạch bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn bình thường.

d. Tiền sử gia đình

Các nhà khoa học đã chứng minh rằng, nếu bố và / hoặc mẹ mắc bệnh tim mạch sớm (nam <55 tuổi, nữ <60 tuổi) thì thể hệ con sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn so với người đồng trang lứa. Đây cũng là một yếu tố không thể thay đôi được, tuy nhiên cơ chế ảnh hưởng vẫn còn chưa rõ ràng.

e. Tình trạng kinh tế, giáo dục xã hội thấp

Kinh tế yếu kém, cùng với trình độ giáo dục, dân trí thấp sẽ dẫn đến thế hệ sinh sống trong môi trường như vậy trở nên kém hơn, không chỉ về dinh dưỡng, thể trạng mà còn cả về sức khỏe tâm lý và tinh thần. Đây là 2 yếu tố rất quan trọng và tác động trực tiếp tới nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tuy nhiên rất khó thay đổi vấn đề này.

Khi triệu chứng bệnh có dấu hiệu thay đổi ảnh hưởng đến cơ thể hoặc khám bệnh định kỳ, thì bạn nên thực hiện thăm khám tại phòng khám, bệnh viện chuyên khoa tim mạch có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, trang thiết bị hiện đại và dịch vụ y tế tốt, uy tín.

Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám tim mạch tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín hoặc Tải ứng dụng Bác sĩ ơi - IVIE - Bác sĩ ơi để xem thông tin các CSYT và đặt lịch chủ động hơn!

1900 3367

Bên cạnh đó, còn có nhiều những yếu tố khác gây ảnh hưởng đến bệnh tim mạch mà chúng ta chưa để ý đến.

3. Yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được

a. Tăng huyết áp

Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ tim mạch thường hay gặp nhất và cũng là yếu tố nguy cơ được nghiên cứu nhiều nhất. Tăng huyết áp là kẻ giết người thầm lặng. Huyết áp tăng không có triệu chứng và gây ra hàng loạt những biến chứng nguy hiểm tới tim mạch và sức khỏe. Hơn nữa tăng huyết áp thường kèm theo những yếu tố nguy cơ khác như là béo phì, tăng cholesterol, đái tháo đường.

Việc điều trị tăng huyết áp tốt giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Việc điều trị tăng huyết áp không chỉ phụ thuộc vào thuốc mà còn phụ thuộc vào lối sống hàng ngày.

b. Tăng cholesterol trong máu

Tăng hàm lượng lipid trong máu là một trong những yếu tố nguy cơ tim mạch có thể thay đổi được. Nồng độ Cholesterol trong máu cao dẫn đến lắng đọng những mảng xơ vữa vào lòng mạch, từ đó gây ra hẹp lòng mạch dần dần theo thời gian. Gan sản xuất cholesterol hình thành màng tế bào và cũng là nơi dự trữ cholesterol để tạo một số hormon nhất định. Ngoài lượng cholesterol này ra thì cơ thể còn chứa lượng cholesterol khác từ thực phẩm đa phần có nguồn gốc từ động vật như thịt, trứng,…

Mặc dù chúng ta vẫn thường cho rằng cho lượng cholesterol trong thức ăn khiến cho chỉ số cholesterol trong máu cao. Nhưng trên thực tế thủ phạm chính lại là những chất béo bão hòa có trong thực phẩm. Do đó hãy cẩn thận điều này, vì những thực phẩm không chứa cholesterol nhưng vẫn chưa một lượng lớn chất béo bão hòa khác.

c. Hút thuốc

Hút thuốc lá (kể cả thuốc lào) là yếu tố nguy cơ tim mạch bên cạnh đó hút thuốc còn gây ung thư phổi và các bệnh lý khác. Do đó không hút thuốc lá (thuốc lào) nếu bạn chưa từng hút. Nếu bạn đã hút thì hãy bỏ ngay, vì việc bỏ thuốc lá (thuốc lào) là biện pháp nhằm chứng minh hiệu quả làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch đáng kể. Hơn nữa bạn cũng cần chú ý tới thuốc lá bị động (hít phải khói thuốc do người khác hút) cũng có nguy cơ không kém.

Hút thuốc lá - yếu tố nguy cơ tim mạch

Hút thuốc lá - yếu tố nguy cơ tim mạch

d. Thừa cân

Thừa cân/béo phì ở mỗi mức độ đều là yếu tố nguy cơ tim mạch. Mức độ béo phì càng nhiều thì khả năng xuất hiện những yếu tố tiền đề gây ra xơ vữa động mạch càng cao. Để tính cân nặng lý tưởng người ta dựa trên số đo chiều cao, cân nặng để tính chỉ số khối cơ thể (BMI). Vòng bụng cũng là chỉ số quan trọng liên quan tới yếu tố nguy cơ tim mạch khác như rối loạn mỡ máu, giảm dung nạp đường,…

e. Đái tháo đường

Những người đái tháo đường đặc biệt là người đái tháo đường tuyp II có tỷ lệ mắc bệnh tim mạch cao hơn người bình thường. Ngay cả khi lượng đường trong máu chỉ tăng nhẹ thì nguy cơ bệnh tim mạch cũng cao hơn. Những người đái tháo đường tuyp II thường có hàm lượng insulin trong máu cao, kèm theo tình trạng kháng insulin. Đái tháo đường làm tăng lắng đọng cholesterol vào mảng xơ vữa động mạch. Hậu quả là làm tăng quá trình xơ vữa và các biến chứng của nó.

Đái tháo đường - yếu tố nguy cơ tim mạch

Đái tháo đường - yếu tố nguy cơ tim mạch

f. Lười vận động, tập luyện

Hàng ngày vận động, tập luyện 30 phút mang lại lợi ích rõ rệt cho cơ thể, làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Nhiều nghiên cứu chứng minh tập luyện thường xuyên giảm nguy cơ xuất hiện nhồi máu cơ tim, giảm cân nặng, tăng sức mạnh cơ tim,… Các hình thức tập luyện được khuyến cáo là tập đều đặn hàng ngày mỗi ngày ít nhất 30 phút, các bài tập có thể áp dụng như đi bộ nhanh, đạp xe đạp, bơi lội,...

g. Vấn đề rượu bia

Uống quá nhiều rượu bia mỗi ngày mang lại rất nhiều tác hại cho sức khỏe. Lúc đó rượu bia có thể làm tăng huyết áp, tổn thương gan, rối loạn tim mạch.

Tuy nhiên uống ở mức vừa phải và đúng hướng dẫn của bác sĩ sẽ có lợi cho sức khỏe tim mạch. Các nhà khoa học đã dự tính rằng, nến sử dụng rượu bia ở mức độ phù hợp, nếu uống thì số lượng chỉ nên ≤ 2 đơn vị/24 giờ đối với nam và ≤ 1 đơn vị/24 giờ với nữ và tổng cộng ≤ 14 đơn vị chuẩn/tuần với nam hoặc ≤ 8 đơn vị chuẩn/tuần với nữ (1 đơn vị chuẩn chứa 14 g ethanol tinh khiết tương đương với 354 mL bia (5% ethanol) hoặc 150 mL rượu vang (12% ethanol) hoặc 44 mL rượu mạnh (40%)). Không uống nhiều vào một thời điểm.

Có thể thấy phần lớn những yếu tố nguy cơ tim mạch thuộc về nhóm yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được. Do đó để duy trì một trái tim khỏe mạnh ngay từ hôm nay hãy thực hiện chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt khoa học. Đồng thời kiểm tra sức khỏe thường xuyên để phát hiện sớm các bệnh lý nếu có. Hãy bỏ những thói quen chết người như hút thuốc lá, uống rượu bia quá nhiều. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ tới IVIE - Bác sĩ ơi để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất.

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 04/10/2021 - Cập nhật 30/01/2023
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Top phòng khám Tim mạch tốt nhất tại Thanh Hóa

Top phòng khám Tim mạch tốt nhất tại Thanh Hóa

Tìm kiếm phòng khám tim mạch Thanh Hóa tốt và uy tín là nhu cầu của nhiều người dân tại khu vực này. Trong bài viết dưới đây, IVIE - Bác sĩ ơi sẽ giới thiệu...

12/03/2024

114 Lượt xem

6 Phút đọc

Khám tim mạch là khám những gì? Khi nào nên đi khám?

Khám tim mạch là khám những gì? Khi nào nên đi khám?

Bệnh tim mạch là những bệnh lý rất phổ biến hiện nay. Tuy nhiên nhiều người vẫn hay chủ quan về các căn bệnh này dẫn đến những hậu quả đáng tiếc nghiêm trọng....

11/03/2024

139 Lượt xem

11 Phút đọc

Khám tim mạch giá bao nhiêu tại 5 bệnh viện, phòng khám

Khám tim mạch giá bao nhiêu tại 5 bệnh viện, phòng khám

Số lượng người tử vong do bệnh tim mạch ngày càng gia tăng. Để chuẩn bị tài chính cho việc thăm khám, IVIE - Bác sĩ ơi sẽ giới thiệu chi phí khám tim mạch giá...

11/03/2024

136 Lượt xem

11 Phút đọc

6 Phòng khám tim mạch khám ngoài giờ tại Hà Nội

6 Phòng khám tim mạch khám ngoài giờ tại Hà Nội

Phòng khám tim mạch ngoài giờ với nhiều ưu điểm, giúp tiết kiệm thời gian, di chuyển đang được nhiều người bệnh tìm kiếm. Trong bài viết dưới đây, IVIE - Bác...

11/03/2024

84 Lượt xem

8 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG