Nội dung chính
  • 1. Triệu chứng zona thần kinh thường gặp nhất
  • 2. Điều trị zona thần kinh đúng chuẩn y khoa
  • 3. Điều trị cụ thể bệnh lý zona 
Nội dung chính
  • 1. Triệu chứng zona thần kinh thường gặp nhất
  • 2. Điều trị zona thần kinh đúng chuẩn y khoa
  • 3. Điều trị cụ thể bệnh lý zona 
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

6+ triệu chứng zona thần kinh và cách điều trị

Đa số chúng ta đều nghĩ zona thần kinh là bệnh lý về da đơn giản, có thể điều trị tại nhà và không để lại các biến chứng nguy hiểm. Nhưng nếu bạn biết đến các triệu chứng lâm sàng cũng như một số thể nguy hiểm của zona thần kinh thì chắc chắn bạn sẽ có suy nghĩ hoàn toàn khác. Cùng ISOFHCARE điểm qua +6 triệu chứng zona thần kinh và cách điều trị tốt nhất qua bài viết dưới đây.
Nội dung chính
  • 1. Triệu chứng zona thần kinh thường gặp nhất
  • 2. Điều trị zona thần kinh đúng chuẩn y khoa
  • 3. Điều trị cụ thể bệnh lý zona 

1. Triệu chứng zona thần kinh thường gặp nhất

Zona là bệnh lý da liễu quen thuộc và ai đã từng mắc thì không bao giờ quên. Mặc dù có nhiều tình trạng tổn thương da tương tự dễ gây nhầm lẫn nhưng các triệu chứng lâm sàng của bệnh lý zona thần kinh cũng có những đặc trưng riêng. Tùy thuộc vào từng thể lâm sàng mà có các triệu chứng khác nhau. Do đó bạn cần phải nhận biết các dấu hiệu của bệnh zona thần kinh để từ đó có những định hướng cho việc chăm sóc phù hợp:

a. Đau, dị cảm

Đây là triệu chứng đầu tiên xuất hiện sau khi có tình trạng tái hoạt động của virus Varicella zoster virus. Người bệnh có cảm giác đau nhức từ nhẹ đến nặng hoặc cảm giác châm chích, bỏng rát, tê bì ở vùng da sắp phát ban hoặc đau lan tỏa tới các vùng lân cận. Với kiểu đau mơ hồ, khó định khu được ở một vị trí nhất định khiến người bệnh dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý toàn thần như tim mạch, hô hấp...

Đặc biệt khi bị zona thần kinh tam thoa (10-20%) bệnh nhân có triệu chứng đau nửa đầu kéo dài liên tục trong khoảng vài ngày tới vài tuần trước khi phát ban. Tuy nhiên khi chẩn đoán và điều trị các loại thuốc của bệnh lý đau nửa đầu thì triệu chứng không thuyên giảm.

b. Triệu chứng hô hấp

Cũng là một loại virus gây bệnh nên zona thần kinh cũng có các triệu chứng ở giai đoạn tiền triệu tương tự như các bệnh cúm với ho, sổ mũi, sốt nhẹ...Ở những người bệnh có tình trạng suy giảm miễn dịch nặng, các triệu chứng này có thể xuất hiện rầm rộ hơn

c. Ngứa

Triệu chứng ngứa khi bị zona thần kinh

Cảm giác ngứa xuất hiện trong giai đoạn tiền triệu của bệnh. Đây là dấu hiệu báo hiệu tình trạng phát ban sắp xuất hiện. Trong bệnh zona thần kinh, người bệnh có thể bị ngứa ngày cả sau khi đã khỏi bệnh. Không ít các trường hợp người bệnh phải sử dụng các loại thuốc kháng histamin để làm giảm nhẹ triệu chứng ngày.

d. Tổn thương da

Tổn thương da diễn ra theo một trình tự nhất định và rất dễ để nhận biết bệnh lý zona thần kinh. Sau giai đoạn tiền triệu, các tổn thương da bắt đầu xuất hiện. Đầu tiên là các ban đỏ, hơi sưng với đường kích khoảng vài cm. Dần dần các mụn nước, phỏng nước xuất hiện trên vùng ban đỏ da đỏ. Chúng tập trung tạo thành từng chùm giống như chùm nho.

Các mụn nước, bọng nước ban đầu có dịch trong, căng sau đó thoái hóa, chùng xuống, đục dần và vỡ đóng thành vảy. Dưới các vảy là các vết loét. Giai đoạn này kéo dài từ 2-4 tuần và sau khi bong tróc lớp vảy sẽ để lại một lớp tổn thương da nông.

Mức độ lan tràn của tổn thương da tùy thuộc vào từng cơ địa và thể lâm sàng của zona thân kinh. Nếu chẩn đoán sớm và điều trị zona thần kinh có thể sẽ hạn chế được các tổn thương da.

Đặt khám trước qua tổng đài 19003367 hoặc qua  ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để được tiếp đón ưu tiên, giảm thời gian chờ đợi hay xếp hàng tại các bệnh viện tuyến trung ương và phòng khám hàng đầu tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thanh Hóa!

e. Viêm giác mạc

Viêm giác mạc là một biến chứng ít gặp của thể zona mắt. Zona mắt là thể lâm sàng đặc biệt có liên quan tới dây thần kinh tam thoa. Ở những bệnh nhân thủy đậu có tổn thương da tập trung ở vùng mặt thì nguy cơ mắc zona mắt rất cao. Ngoài viêm giác mạc, bệnh nhân có thể bị viêm kết mạc, phù kết mạc, liệt cơ mi... Do đó khi bị zona mắt cần cho bệnh nhân đi khám mắt để đề phòng các biến chứng nguy hiểm kể trên.

Triệu chứng viêm giác mạc khi bị zona thần kinh

f. Giảm thính lực, liệt mặt cùng bên

Giảm thính lực, liệt mặt cùng bên là tập hợp các triệu chứng trong zona thần kinh hạch gối. Đây là thể lâm sàng hiếm gặp nhưng mức độ nguy hiểm cao. Bệnh nhân thường có triệu chứng đau tai, mụn nước ở màng nhĩ, viêm ống tai ngoài kèm theo giảm, mất thính lực, rối loạn cảm giác 2/3 trước lưỡi, liệt mặt cùng bên. Tổn thương này có thể là tạm thời hoặc vĩnh viễn nếu không được điều trị sớm và đúng cách.

2. Điều trị zona thần kinh đúng chuẩn y khoa

Lướt qua các triệu chứng lâm sàng của bệnh zona cũng có thể hiểu phần nào mức độ nguy hiểm của bệnh nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm. Để chẩn đoán zona thần kinh chủ yếu dựa vào các triệu chứng lâm sàng, bên cạnh đó cũng có một số xét nghiệm hỗ trợ như PCR VZV, Test Tzanck, giải phẫu bệnh, nuôi cấy VZV... Tuy nhiên các xét nghiệm cận lâm sàng thường ít sử dụng, chỉ dùng trước các trường hợp bệnh nhân suy giảm miễn dịch có tái phát zona hoặc dùng để chẩn đoán phân biệt.

a. Mục tiêu của điều trị

- Giúp làm giảm các tổn thương

- Rút ngắn thời gian mắc bệnh,

- Cải thiện triệu chứng và

- Dự phòng các biến chứng nguy hiểm.

Đối với các thể bệnh nhẹ, zona thần kinh điều trị tương đối đơn giản và có thể chăm sóc ngoại trú mà không cần nhập viện. Chỉ nhập viện điều khi khi zona thần kinh ở các thể đặc biệt hoặc có các biến chứng như bội nhiễm, viêm não...

Điều trị bệnh Zona thần kinh

b. Nguyên tắc điều trị zona thần kinh

- Sử dụng thuốc kháng virus càng sớm càng tốt. Nghiên cứu cho thấy rằng kháng virus chỉ có hiệu quả khi sử dụng sớm trong vòng 72h đầu. Ngoài khung thời gian này thì hiệu quả của thuốc chưa được làm rõ

- Chăm sóc tổn thương da tránh tình trạng bội nhiễm hoặc lan tỏa các tổn thương

- Điều trị làm giảm nhẹ các triệu chứng như đau, ngứa... bằng các loại thuốc uống hoặc thuốc bôi tại chỗ.

- Nghĩ ngơi, chăm sóc và bổ sung dinh dưỡng tốt nhất cho cơ thể. Nên bổ sung nhiều vitamin để tăng sức đề kháng.

3. Điều trị cụ thể bệnh lý zona 

Mỗi bệnh nhân sẽ có một phác đồ điều trị cá nhân riêng. Không nên suy nghĩ theo các lối mòn sai lầm rằng điều trị bệnh lý zona thần kinh ở bệnh nhân nào cũng như nhau. Bởi ở mỗi cơ thể có những biểu hiện triệu chứng và đáp ứng thuốc hoàn toàn khác nhau.

a. Thuốc kháng virus

Đây là điều trị đầu tay và quan trọng trong bệnh lý zona. Dùng thuốc sớm có tác dụng làm giảm nhẹ triệu chứng, hạn chế các tổn thương da. Trên lâm sàng thường dùng thuốc Acyclovir 800mg x 5 lần/ngày x 7 ngày. Hoặc có thể dùng Valacyclovir 1g x 3 lần/ngày x 7 ngày hoặc Famciclovir 500mg x 3 lần/ngày x 7 ngày.

Đối với các bệnh nhân có tình trạng suy giảm miễn dịch nặng hoặc đề kháng với Acyclovir sẽ có những chỉ định điều trị thuốc khác. Khi sử dụng thuốc tốt nhất các bạn nên theo chỉ định và hướng dẫn của các bác sĩ thần kinh để tránh các tác dụng phụ.

Điều trị bằng thuốc bệnh Zona thần kinh

b. Thuốc giảm đau sau zona

Đau sau bệnh zona thần kinh là triệu chứng khá thường gặp. Tùy vào đau ít hay đau nhiều mà có chỉ định sử dụng các loại thuốc tại chỗ hoặc toàn thần. Đối với trường hợp đau nhiều có thể cân nhắc dùng các loại thuốc chống co giật, thuốc chống trầm cảm 3 vòng như Amitriptylin 25mg,  Codein...Ngoài ra có thể dùng Lidocain dạng kem, miếng dán để điều trị giảm đau tại chỗ.

c. Chăm sóc tổn thương da

Chủ yếu là vệ sinh sạch vùng da bị tổn thương, có thể dùng dung dịch màu, kem kháng sinh để bôi lên. Đối với da liễu khi sử dụng các dạng thuốc bôi luôn có những quy tắc nhất định. Do đó nên tham khảo bác sĩ trước khi sử dụng chúng.

Khi có biểu hiện nhiễm trùng da có thể cân nhắc sử dụng kháng sinh đường uống theo đơn của bác sĩ da liễu

d. Bổ sung dinh dưỡng

Bổ sung dinh dưỡng là điều kiện cần cơ bản để giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng khả năng chống đỡ bệnh tật. Vì vậy nên cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là các loại vitamin có trong trái cây để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Trên đây là những thông tin cơ bản về các triệu chứng lâm sàng và phương thức điều trị bệnh zona thần kinh mà các bạn có thể tham khảo.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 19/07/2021 - Cập nhật 21/02/2023
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Bệnh zona thần kinh phải kiêng ăn gì? Chế độ dinh dưỡng tốt ...

Bệnh zona thần kinh phải kiêng ăn gì? Chế độ dinh dưỡng tốt ...

Nằm trong danh mục các biện pháp điều trị hỗ trợ của bệnh lý zona thần kinh, chế độ dinh dưỡng luôn là tâm điểm được chú ý. Vốn không phải ăn gì cũng tốt, ăn...

19/07/2021

3107 Lượt xem

5 Phút đọc

5+ biến chứng khôn lường do bệnh zona thần kinh

5+ biến chứng khôn lường do bệnh zona thần kinh

Ngoài chẩn đoán và phương pháp điều trị thì biến chứng của bệnh zona thần kinh là một trong những chủ đề được quan tâm tìm kiếm nhiều nhất. Bởi dù là bệnh lý...

19/07/2021

1059 Lượt xem

4 Phút đọc

Bệnh zona thần kinh có lây không? Làm thế nào để phòng...

Bệnh zona thần kinh có lây không? Làm thế nào để phòng...

Bạn lo lắng, stress khi có người thân trong gia đình mắc bệnh lý zona thần kinh. Bạn không biết liệu bệnh zona thần kinh có lây không? Làm thế nào để phòng...

19/07/2021

1345 Lượt xem

5 Phút đọc

Có bầu bị zona có ảnh hưởng gì không? Những lưu ý khi sử...

Có bầu bị zona có ảnh hưởng gì không? Những lưu ý khi sử...

Vào thời điểm mang bầu hệ thống miễn dịch của cơ thể suy giảm là yếu tố thuận lợi cho virus Varicella zoster tái hoạt gây bệnh zona thần kinh. Nhiều người...

19/07/2021

1908 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG