Nội dung chính
  • 1. Teo cơ
  • 2. Co rút và dính khớp
  • 3. Loét do đè ép
  • 4. Loãng xương
  • 5. Cốt hóa lạc chỗ
  • 6. Nhiễm trùng hô hấp
  • 7. Nhiễm trùng tiết niệu
  • 8. Hạ huyết áp tư thế
  • 9. Huyết khối tĩnh mạch
  • 10. Các rối loạn khác
Nội dung chính
  • 1. Teo cơ
  • 2. Co rút và dính khớp
  • 3. Loét do đè ép
  • 4. Loãng xương
  • 5. Cốt hóa lạc chỗ
  • 6. Nhiễm trùng hô hấp
  • 7. Nhiễm trùng tiết niệu
  • 8. Hạ huyết áp tư thế
  • 9. Huyết khối tĩnh mạch
  • 10. Các rối loạn khác
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

10 thương tật thứ cấp thường gặp và các biện pháp dự phòng, hỗ trợ điều trị phục hồi chức năng cho người bệnh

Thương tật thứ cấp là những di chứng để lại sau khi xảy ra của một bệnh lý mà người bệnh mắc phải. Những thương tật này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và cuộc sống của người bệnh. Vậy cùng điểm qua 10 loại thương tật thứ cấp thường hay gặp và các biện pháp dự phòng, hỗ trợ tối đa vấn đề phục hồi chức năng cho người bệnh càng sớm càng tốt.
Nội dung chính
  • 1. Teo cơ
  • 2. Co rút và dính khớp
  • 3. Loét do đè ép
  • 4. Loãng xương
  • 5. Cốt hóa lạc chỗ
  • 6. Nhiễm trùng hô hấp
  • 7. Nhiễm trùng tiết niệu
  • 8. Hạ huyết áp tư thế
  • 9. Huyết khối tĩnh mạch
  • 10. Các rối loạn khác

Thương tật thứ cấp do những nguyên nhân nào gây ra cho người bệnh?

Những bệnh lý, tổn thương thứ phát do bệnh nhân nằm bất động lâu hoặc không được chăm sóc đúng cách gây nên.

Các dấu hiệu, nguyên nhân và cách dự phòng của thương tật thứ cấp

1. Teo cơ

Teo cơ là tình trạng giảm khối lượng cơ chủ yếu do cơ giảm vận động gây nên

Teo cơ là tình trạng giảm khối lượng cơ chủ yếu do cơ giảm vận động gây nên. Cơ mất tính đàn hồi, sự dẻo dai và khả năng hấp thu năng lượng

a. Nguyên nhân gây teo cơ

  • Teo cơ do giảm vận động
  • Teo cơ do bệnh lý thần kinh

b. Dấu hiệu nhận biết teo cơ

  • So sánh chu vi bắp cơ 2 bên ( bên teo nhỏ hơn bên lành)

So sánh chu vi bắp cơ 2 bên

  • Cơ teo yếu hơn
  • Lộ các mốc xương

c. Phòng ngừa teo cơ

  • Tập vận động sớm: càng sớm càng tốt

Lưu ý trong các bài tập vận động:

  • Tập thụ động 
  • Tập vận động chủ động có trợ giúp, có kháng trở
  • Một số phương pháp khác như: thay đổi chế độ ăn, tập co cơ đẳng trường, dòng điện kích cơ
  • Khi cần phải bất động chi (sau gãy xương, sau phẫu thuật kết hợp xương) tập các bài tập co cơ tĩnh.
  • Có thể dùng dòng điện kích thích sự co cơ

2. Co rút và dính khớp

-Co rút là tình trạng cơ khỏe và mô mềm co mạnh và ngắn lại, các cơ yếu bị giãn và dài ra, gây hạn chế tầm vận động thụ động và biến dạng khớp.

a. Nguyên nhân gây co rút và dính khớp

-Tại cơ:

  • Viêm cơ, thoái hóa, loạn dưỡng cơ
  • Chấn thương
  • Tăng trương lực cơ quá mức do bệnh lý thần kinh

-Tại khớp:

  • Viêm khớp: Viêm cột sống dính khớp, viêm khớp dạng thấp

Viêm cột sống dính khớp

  • Thoái hóa khớp
  • Chấn thương

-Khi bất động lâu gây:

  • Co rút cơ, dây chằng, bao khớp
  • Dịch khớp ít đi ảnh hưởng tới sự nuôi dưỡng của sụn, đầu xương.

b. Cách phòng ngừa co rút và dính khớp

  • Đặt tư thế đúng
  • Tập vận động sớm, hết tầm các khớp 
  • Thay đổi tư thế
  • Khi co rút hình thành phải tập kéo giãn kết hợp máng, nẹp chỉnh hình hoặc phẫu thuật kéo dài gân

3. Loét do đè ép

-Loét do đè ép là loét hình thành ở những vị trí bị đè ép lâu gây thiếu máu tổ chức và hoại tử tế bào.

-Vị trí hay gặp: Là những vùng tỳ đè mà da sát xương

Loét do đè ép là loét hình thành ở những vị trí bị đè ép lâu gây thiếu máu tổ chức và hoại tử tế bào.

a. Các yếu tố thuận lợi gây nên tình trạng loét

  • Da ẩm ướt, vệ sinh kém
  • BN bị rối loạn ý thức, liệt hoặc mất cảm giác.
  • Các bệnh lý khác: ĐTĐ, cường giáp hoặc suy giáp… gây rối loạn chuyển hóa
  • Dinh dưỡng kém

b. Cách phòng ngừa loét

  • Làm giảm hoặc loại bỏ lực đè ép
  • Thay đổi tư thế ít nhất 2h/lần
  • Kê gối vùng tỳ đè da sát xương
  • Sử dụng đệm hơi
  • Vệ sinh da, giữ da khô ráo
  • Dinh dưỡng đầy đủ

Dinh dưỡng đầy đủ

  • Tập vận động sớm
  • Giáo dục cho người nhà và bệnh nhân có nguy cơ

4. Loãng xương

-Loãng xương là bệnh lý của xương, được đặc trưng bởi sự giảm khối lượng xương kèm theo thay đổi cấu trúc của xương, dẫn đến tăng nguy cơ gãy xương.

-Khi bất động, quá trình hủy xương tăng và tạo xương giảm dẫn tới loãng xương, tăng nguy cơ gãy xương và sỏi tiết niệu

Loãng xương là bệnh lý của xương, được đặc trưng bởi sự giảm khối lượng xương kèm theo thay đổi cấu trúc của xương, dẫn đến tăng nguy cơ gãy xương.

a. Phân loại loãng xương

-Loãng xương toàn thân:

  • Gặp trong : liệt tủy, tai biến, gãy xương, bại liệt.
  • Bệnh nhân nằm bất động mỗi tháng có thể mất 4% mô xương

-Loãng xương khu trú: Hội chứng Shudeck (Rối loạn thần kinh giao cảm hay hội chứng vai tay)

Hội chứng Shudeck

  • Giai đoạn 1: Đau, hạn chế TVĐ khớp, da đỏ, phù nề. Kéo dài vài tuần đến 6 tháng.
  • Giai đoạn 2: bớt sưng, kèm cứng khớp, bắt đầu co rút 3- 6 tháng.
  • Giai đoạn 3: Teo da, cơ, co rút, bớt đau, cứng khớp. Loãng xương nặng

b. Cách phòng ngừa loãng xương

  • Tập kháng trở, tập chịu trọng lực lên xương
  • Tập đứng bàn nghiêng
  • Chế độ dinh dưỡng giàu canxi, vitamin D
  • Dụng cụ trợ giúp phòng ngã, tập thăng bằng, điều hợp…

5. Cốt hóa lạc chỗ

Là tình trạng xương được hình thành ở những vị trí phần mềm quanh khớp như cơ, dây chằng, bao khớp và gây cản trở tầm vận động của khớp.

a. Thường gặp ở bệnh nhân

-Bệnh nhân sau chấn thương:

  • Chấn thương cột sống gây liệt tủy,
  • Chấn thương sọ não.
  • Ít gặp ở bệnh nhân tai biến.

-Tại các khớp lớn và nhỡ: Khớp vai, khớp háng, khớp gối, khớp khuỷu. Xuất hiện 6 tuần sau chấn thương.

b. Triệu chứng cốt hóa lạc chỗ

  • Toàn thân: mệt mỏi hoặc sốt nhẹ.
  • Tại chỗ: Sưng, nóng, đau, và gây giảm tầm vận động khớp nghiêm trọng. Có thể phù nề chân.
  • Cần phân biệt: Huyết khối tĩnh mạch, viêm mô tế bào, nhiễm trùng khớp…

c. Cách phòng ngừa cốt hóa lạc chỗ

-Tập theo tập vận động khớp hàng ngày, tập vận động sớm.

Tập theo tập vận động khớp hàng ngày, tập vận động sớm.

-Khi có cốt hóa lạc chỗ:

  • Dùng thuốc chống viêm indomethacin, biphosphonate
  • Tập nhẹ nhàng trong tập vận động khớp, tránh gây tổn thương.
  • Cân nhắc phẫu thuật khi tình trạng ổn định.

6. Nhiễm trùng hô hấp

a. Khi bệnh nhân nằm lâu sẽ dẫn đến

  • Giảm thông khí phổi do cơ hô hấp hoạt động kém
  • Tăng tiết đờm dãi và ứ đọng
  • Khả năng ho khạc đờm kém
  • Sức đề kháng giảm
  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng hô hấp

b. Cách phòng ngừa nhiễm trùng hô hấp

  • Lăn trở, thay đổi tư thế thường xuyên
  • Vệ sinh răng miệng sạch, hút đờm dãi
  • Uống đủ nước

Uống đủ nước

  • Tập các bài tập các khớp vùng đai vai, tay
  • Các bài tập thở
  • Đặt dẫn lưu tư thế, tự dẫn lưu
  • Các kỹ thuật hỗ trợ phản xạ ho khạc đờm

7. Nhiễm trùng tiết niệu

Nhiễm trùng tiết niệu

a. Thường gặp ở bệnh nhân

-Bệnh nhân nằm lâu, áp lực ổ bụng giảm, khó khăn việc tống hết nước tiểu trong bàng quang, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và sỏi bàng quang

-Bệnh nhân rối loạn cơ tròn, đặt sonde tiểu càng dễ bị nhiễm khuẩn tiết niệu

b. Cách phòng ngừa nhiễm khuẩn tiết niệu

  • Uống nhiều nước: 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày
  • Toan hóa nước tiểu: ăn nhiều hoa quả, uống vitamin C
  • Ngồi dậy, vận động sớm.

8. Hạ huyết áp tư thế

Hạ huyết áp tư thế

-Hạ huyết áp tư thế là tình trạng lâm sàng với huyết áp tâm thu giảm ít nhất 20 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương giảm ít nhất 10 mmHg khi thay đổi tư thế đột ngột, trong vòng 3 phút.

-Bệnh nhân nằm lâu:

  • Giảm thể tích tuần hoàn
  • Giảm áp lực tĩnh mạch chi dưới do cơ yếu

Khi ngồi dậy: lượng máu về tim giảm đột ngột dẫn đến hạ huyết áp tư thế

a.  Triệu chứng hạ huyết áp tư thế

  • vã mồ hôi, da tái, chóng mặt, ngất, nhịp nhanh và hạ huyết áp

b. Cách phòng ngừa hạ huyết áp tư thế

  • Vận động sớm: Tập mạnh cơ, tập gồng 2 chân, tập cơ bụng, di chuyển sớm ngay khi có thể
  • Nâng cao đầu giường
  • Đứng bàn nghiêng: cao dần dần, đạt tới 75 độ trong vòng 20 phút
  • Dùng tất chun, băng chun hoặc đai bụng
  • Một số thuốc gây co mạch: ephedrin, ergotamin, heptamin
  • Chế độ dinh dưỡng tăng cường muối và đủ dịch

9. Huyết khối tĩnh mạch

Huyết khối tĩnh mạch là một trong những thương tật thứ cấp nguy hiểm nhất

Huyết khối tĩnh mạch là một trong những thương tật thứ cấp nguy hiểm nhất

a. Nguyên nhân gây huyết khối tĩnh mạch

  • Ứ trệ tuần hoàn do bất động
  • Tình trạng tăng đông ở những người bất động
  • Các tổn thương tại chỗ: va đập, chấn thương
  • Huyết khối tĩnh mạch bên liệt cao gấp 10 lần bên không liệt

b. Triệu chứng của huyết khối tĩnh mạch

  • Sưng, nóng bất thường ở một chi
  • Đau nếu bệnh nhân có cảm giá
  • Toàn thân: mệt mỏi, sốt nhẹ

c. Cách phòng ngừa huyết khối tĩnh mạch

  • Vận động sớm: thụ động hoặc chủ động
  • Tất chun hoặc băng chun
  • Kê cao chân
  • Chống đông bằng Heparin TLPT thấp với những bệnh nhân nguy cơ 

10. Các rối loạn khác

-Rối loạn tiêu hóa: Nằm lâu giảm nhu động ruột, giảm chuyển hóa, gây táo bón

Cách phòng ngừa: Thay đổi tư thế, vận động sớm, xoa dọc theo khung đại tràng, chế độ ăn dễ tiêu, nhiều chất xơ, đủ nước, thụt tháo, móc phân, tập đi vệ sinh vào một giờ nhất định….

-Rối loạn sinh dục: Ít gặp, có thể gặp: ít tinh dịch, liệt dương sau bất động.

-Rối loạn tâm thần: Trầm cảm về bệnh tật

Thương tật thứ cấp là những dấu hiệu thường gặp trong phục hồi chức năng. Điều cần thiết phải làm là mau chóng tiến hành phục hồi chức năng sớm để có thể ngăn ngừa tối đa các thương tật thứ cấp có thể xảy ra và cải thiện phần nào tình trạng chức năng của cơ thể. Ngoài ra, cần có sự hướng dẫn và giúp đỡ phối hợp của gia đình trong quá trình luyện tập để mức hiệu quả đạt được tối đa.

Ngoài ra, nếu bạn đang gặp tình trạng đau mỏi cơ khớp, thì massage trị liệu là một trong những phương pháp điều trị hiệu quả. Massage trị liệu hay nói theo cách khác là massage vật lý trị liệu.  Phương pháp này sử dụng các động tác bấm huyệt, xoa bóp kết hợp với việc sử dụng kết hợp các loại tinh dầu để làm sảng khoái tinh thần. Massage trị liệu giúp đả thông kinh huyệt, thư giãn và làm lưu thông tuần hoàn máu, kéo giãn cột sống, đặc biệt là giúp giảm triệu chứng đau vai gáy nhanh và hiệu quả. Nếu bạn thực hiện massage trị liệu thường xuyên 2 lần/tuần giúp đẩy lùi bệnh nhanh chóng.

Bạn có thể tham khảo danh sách các bác sĩ chuyên khoa phục hồi chức năng tốt tại Hà Nội, để chủ động đặt lịch trước với cơ sở y tế, được tiếp đón ưu tiên và nhắc nhở khi đã đặt lịch khám.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 08/10/2021 - Cập nhật 25/02/2022
5/5 - (14 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Sự khác nhau giữa bệnh chậm phát triển trí tuệ và bệnh tâm...

Sự khác nhau giữa bệnh chậm phát triển trí tuệ và bệnh tâm...

Chậm phát triển trí tuệ và bệnh tâm thần nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến người bệnh trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.Phát hiện sớm...

28/10/2021

2759 Lượt xem

5 Phút đọc

Tai biến mạch máu nào: cách đặt tư thế, lăn trở người bệnh...

Tai biến mạch máu nào: cách đặt tư thế, lăn trở người bệnh...

Sau khi mắc tai biến mạch máu não, đối với những hoạt động nhỏ nhất cũng trở nên khó khăn với người bệnh. Phục hồi chức năng giúp cho người bệnh có khả năng và ...

28/10/2021

2786 Lượt xem

4 Phút đọc

Phục hồi chức năng cho người bệnh sau tai biến mạch não...

Phục hồi chức năng cho người bệnh sau tai biến mạch não...

Người mắc tai biến mạch máu não nên được tiến hành phục hồi chức năng sớm để tránh những hậu quả nặng nề của bệnh mang lại. Dưới đây là những lưu ý trong phục...

28/10/2021

1169 Lượt xem

7 Phút đọc

Hậu quả sau giai đoạn cấp của tai biến mạch máu não, bạn đã ...

Hậu quả sau giai đoạn cấp của tai biến mạch máu não, bạn đã ...

Tai biến mạch máu não- căn bệnh không phải là cái tên xa lạ. Hiện nay, tai biến mạch máu não là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 3 sau bệnh ung thư, tim...

27/10/2021

2344 Lượt xem

7 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG