Nội dung chính
  • 1. Nhận biết bệnh lý chàm da
  • 2. Các thể bệnh chàm da
  • 3. Cách phòng ngừa bệnh chàm
  • 4. Điều trị bệnh chàm
Nội dung chính
  • 1. Nhận biết bệnh lý chàm da
  • 2. Các thể bệnh chàm da
  • 3. Cách phòng ngừa bệnh chàm
  • 4. Điều trị bệnh chàm
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

10+ phương pháp điều trị và chăm sóc người bị chàm da

Chàm da hay còn được biết là bệnh lý Eczema, xuất hiện với những cơn ngứa ngáy khủng khiếp và tổn thương trên da. Bệnh lý chàm da gây ảnh hưởng không nhỏ tới thẩm mỹ và sức khỏe của người bệnh. Cùng chúng tôi tìm hiểu 10+ phương pháp điều trị và chăm sóc bệnh lý chàm da.
Nội dung chính
  • 1. Nhận biết bệnh lý chàm da
  • 2. Các thể bệnh chàm da
  • 3. Cách phòng ngừa bệnh chàm
  • 4. Điều trị bệnh chàm

1. Nhận biết bệnh lý chàm da

Theo thống kê của bệnh viện Da liễu Trung ương, tỷ lệ người mắc bệnh chàm da tại Việt Nam chiếm khoảng 20%, tỷ lệ khá cao trong tổng số bệnh nhân khám khoa da liễu. Bệnh chàm da có thể có ở bất cứ ai, bất cứ độ tuổi nào, bao gồm cả trẻ em, người lớn, nam hay nữ. Nếu không được điều trị đúng cách, chàm da có thể tái phát và chuyển thành bệnh lý mạn tính, để lại nhiều di chứng nặng nề trên da.

Bệnh chàm da (Eczema) là tình trạng lớp nông của da bị viêm nhiễm, nổi nhiều mụn nước trên bề mặt da. Các mụn nước mọc thành từng mảng khiến da ngứa, đỏ cả vùng. Bệnh có thể tái diễn khiến da trở nên sần sùi và có nhiều lỗ hút sâu rỉ ra nước vàng – giống mồm con tổ đỉa. Do vậy, dân gian thường gọi bệnh eczema là bệnh chàm.

2. Các thể bệnh chàm da

Trong giai đoạn đầu, các triệu chứng bệnh thường không rõ ràng, khó nhận biết. Bệnh nhân thường chỉ cảm thấy ngứa ngáy, nổi nhiều mảng đỏ, mụn nước trên da. Các mụn nước có thể vỡ ra và tiết dịch vàng, khi khô lại đóng vảy bong tróc, để lại lớp da non sẫm màu hơn so với vùng da xung quanh. Bệnh nếu tái diễn nhiều lần sẽ khiến da bị liken hóa, sờ vào có cảm giác thô ráp, sần sùi và ảnh hưởng thẩm mỹ.

Đặt khám trước qua tổng đài 19003367 hoặc qua  ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để được tiếp đón ưu tiên, giảm thời gian chờ đợi hay xếp hàng tại các bệnh viện tuyến trung ương và phòng khám hàng đầu tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thanh Hóa!

Bệnh eczema chia làm 4 thể lâm sàng, mỗi thể có những biểu hiện đặc trưng khác nhau.

a. Bệnh chàm thể cơ địa

Thể bệnh này thường hay gặp ở trẻ em, trẻ sơ sinh do nguyên nhân di truyền. Khi bị bệnh thể cơ địa, da xuất hiện nhiều mảng đỏ, bề mặt nổi nhiều mụn nước ngứa ngáy dữ dội. Những trường hợp nặng, mụn nước còn tạo thành dịch mủ. Vị trí bị bệnh thường là ở trên mặt và hai bên khuỷu tay chân.

b. Bệnh chàm thể tiếp xúc 

Bệnh thể này thường xảy ra do da bị kích ứng khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như hóa chất, bụi bẩn, lông động vật, nguồn nước ô nhiễm, chất tẩy rửa,… Các triệu chứng xuất hiện đột ngột, biểu hiện khá nghiêm trọng: da sung huyết đỏ, sưng phù, kèm theo tình trạng nổi mụn nước và tiết dịch. Đặc biệt, nếu bệnh nhân tránh xa các yếu tố dị ứng thì bệnh sẽ từ từ thuyên giảm. Nếu không may để da tiếp xúc lại thì bệnh sẽ nhanh chóng tái phát.

c. Bệnh chàm thể da dầu

Các tổn thương thể này thường xuất hiện ở những vị trí có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh như nách, trên đầu, bẹn, lông mày, rãnh dưới vú (nữ),… Bệnh eczema thể da dầu gặp nhiều ở người lớn, nhưng cũng có thể có ở trẻ em. Bệnh nhân xuất hiện nhiều vảy trên nền da đỏ, da ẩm ướt do có trộn lẫn dầu. Đặc biệt trên đầu thường kèm theo có nhiều gàu.

Bệnh chàm da thể dầu

d. Bệnh chàm thể đồng tiền

Bệnh còn có tên khoa học là Nummular Eczema. Giống như tên gọi, thể đồng tiền gây ra những tổn thương hình oval hoặc hình tròn tương tự đồng xu. Ban đầu chúng chỉ là những đốm đỏ, nhưng sau đó có thể nổi nhiều sẩn, mụn nước ngứa, tiết dịch, đóng thành vảy bong tróc ra ngoài. Khu vực da tổn thương có ranh giới rõ ràng. Chàm đồng tiền thường có ở mặt trước cẳng tay, mu bàn tay, bàn chân….

3. Cách phòng ngừa bệnh chàm

a. Tránh các yếu tố gây bệnh

Bệnh chàm da xảy ra do nhiều yếu tố tác động khác nhau, bạn có thể phòng tránh bệnh chàm tái phát bằng cách tránh các yếu tố gây bệnh. Cụ thể như: các món ăn, xà phòng, chất tẩy rửa, nhiệt độ cao, vải thô hoặc vải gây ngứa, các sản phẩm chăm sóc da có thuốc nhuộm hoặc nước hoa, căng thẳng, mồ hôi, khói thuốc lá…

b. Dưỡng ẩm da

Chăm sóc da hằng ngày là điều cần thiết cho tất cả mọi người, đặc biệt những người mắc bệnh chàm da. Trong đó, kem dưỡng ẩm là sản phẩm nên được ưu tiên sử dụng giúp da không bị khô. Có 3 loại kem dưỡng ẩm cơ bản để bạn có thể lựa chọn như:

Thuốc mỡ: Chứa mỡ khoáng, có tác dụng tốt trong việc giữ độ ẩm, nhưng có thể gây nhờn.

Dưỡng ẩm da

Kem dưỡng: Là sự lựa chọn trung gian bởi loại này không gây nhờn như thuốc mỡ nhưng vẫn giúp giữ ẩm cho da hiệu quả.

Sữa dưỡng thể: Bạn cũng có thể chọn lựa các loại sữa dưỡng thể dưỡng ẩm cho da. Tuy nhiên đây là sản phẩm ít có tác dụng hiệu quả và lâu dài do thành phần dưỡng chất bị pha loãng.

Để đạt kết quả dưỡng ẩm da tốt nhất, bạn nên bỏ túi những mẹo sau:

  • Tạo thói quen sử dụng các sản phẩm dưỡng da toàn thân 2 lần/ngày. Dưỡng da sau khi tắm hoặc trong lúc tắm.
  • Xoa nhẹ nhàng, không chà xát mạnh trên da.
  • Dùng thìa hoặc bơm hút các loại kem dưỡng ra khỏi hộp. Nếu bạn sử dụng ngón tay để chạm vào lớp kem sẽ để lại vi trùng, làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.
  • Dưỡng ẩm cho cả bàn tay sau khi rửa tay.

c. Tắm rửa vệ sinh thường xuyên

Tắm rửa đúng cách giúp bạn phòng ngừa bệnh lý chàm da hiệu quả. Bạn cần chú ý:

  • Tăm 1 lần/ngày, tối đa trong 10 – 15 phút.
  • Tắm nước ẩm, không tắm nước nóng.
  • Chà cơ thể bằng các loại xà phòng nhẹ giúp cơ thể giữ ẩm tốt nhất. Không chà với khăn lau hay các vật dụng thô ráp mạnh trên da.
  • Nhẹ nhàng lau khô bằng khăn mềm.
  • Tắm vào ban đêm để giữ độ ẩm tốt nhất.

d. Chỉ sử dụng xà phòng và chất tẩy rửa nhẹ

Xà phòng, chất tẩy rửa và các chất hóa học có thể ảnh hưởng không tốt đến da, tăng nguy cơ chàm da. Vì vậy, bạn cần cân nhắc chọn lựa các sản phẩm:

  • Tránh sử dụng xà phòng có tính kháng khuẩn và khử mùi mạnh.
  • Chọn những sản phẩm không chứa thuốc nhuộm hoặc nước hoa được thêm vào.
  • Chọn sản phẩm các ít phụ gia càng tốt
  • Sử dụng chất tẩy nhẹ
  • Không sử dụng các chất làm mềm vải

e. Mặc các loại quần áo mềm

Quần áo tiếp xúc với da suốt cả ngày. Do đó, để làm giảm những triệu chứng khó chịu với làn da, bạn cần thực hiện các biện pháp nhằm giảm ma sát giữa da và quần áo.

  • Hạn chế sử dụng các loại quần áo thô, chật, trầy xước như len.
  • Sử dụng các loại quần áo mềm mại, thoáng khí như cotton.
  • Lựa chọn các loại trang phục theo mùa, đặc biệt trong mùa hè. Bởi nhiệt độ, mồ hôi có thể kích hoạt bệnh bùng phát, phải luôn giữ cơ thể thoáng mát.

f. Hạn chế ngứa da

Ngứa có thể kích ứng gãi da. Nếu gãi da nhiều có thể gây loét dẫn đến nhiễm trùng. Để làm giảm các triệu chứng ngứa do bệnh eczema, bạn có thể:

  • Đặt miếng vải ướt lên những vùng ngứa
  • Che các vùng ngứa để tránh trầy xước
  • Không gãi bằng móng tay mà có thể nhẹ nhàng chà cơ thể bằng đầu ngón tay.
  • Cắt ngắn móng tay tránh làm bị thương trên da.
  • Đeo găng mỏng trong khi ngủ.

Ngoài ra, bạn vẫn nên đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn điều trị cụ thể hơn.

4. Điều trị bệnh chàm

g. Bôi kem theo toa và thuốc mỡ

Nếu các biện pháp chăm sóc tự nhiên không ngăn ngừa được bệnh chàm da tái diễn, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng các loại thuốc bôi da như:

Corticosteroid: Thuốc thường được dùng nhằm kiểm soát bệnh bùng phát.

Thuốc ức chế calcineurin: Thuốc ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống miễn dịch, có tác dụng hạn chế bệnh bùng phát, nhưng có thể có tác dụng phụ nghiêm trọng. Do đó, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc trong trường hợp khi các phương pháp điều trị khác không đạt hiệu quả.

h. Thuốc sinh học

Thuốc sinh học giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng. Song ở người bệnh chàm, hệ miễn dịch phản ứng quá nhanh nhạy, kích hoạt các tế bào da ngay cả khi không có yếu tố gây hại. Thuốc sinh học có tác dụng kiểm soát phản ứng hệ miễn dịch Dupilumab (Dupixent) là thuốc sinh học tiêm dưới da duy nhất được phê duyệt cho bệnh chàm.

i.Thuốc kháng histamin

Thuốc kháng histamin dùng làm giảm các triệu chứng ngứa. Một số loại thuốc có thể gây  buồn ngủ, do đó chỉ nên sử dụng vào ban đêm.

y. Kháng sinh

Điều trị chàm da bằng thuốc kháng sinh

Người mắc bệnh chàm thường có làn da khô, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập. Do đó, bạn cần sử dụng kháng sinh, có tác dụng điều trị các bệnh nhiễm trùng. Thời gian sử dụng thuốc phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng.

k. Liệu pháp ánh sáng

Liệu pháp ánh sáng (liệu pháp quang học) là phương pháp bác sĩ sử dụng thiết bị  máy chiếu vào da các loại tia sáng đặc biệt. tia phổ biến sử dụng cho  bệnh nhân chàm là tia cực tím UVB.

Bệnh nhân thường điều trị 2 – 3 lần/tuần, trong vòng 1 – 2 tháng cho đến khi thấy hiệu quả điều trị. Mỗi lần chiếu chỉ kéo dài một vài phút. Liệu pháp ánh sáng có tác dụng cải thiện bệnh chàm, nhưng cũng có thể làm lão hóa da và tăng nguy cơ ung thư da.

Trên đây là một số phương pháp phòng và điều trị bệnh lý eczema mà bạn có thể tham khảo. Tùy vào thể bệnh và mức độ bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định những phương pháp điều trị khác nhau. Bạn nên thường xuyên thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa Da liễu để được hướng dẫn và điều trị tốt nhất. 

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 22/07/2021 - Cập nhật 22/07/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

10+ phương pháp điều trị và chăm sóc người bị chàm da

10+ phương pháp điều trị và chăm sóc người bị chàm da

Chàm da hay còn được biết là bệnh lý Eczema, xuất hiện với những cơn ngứa ngáy khủng khiếp và tổn thương trên da. Bệnh lý chàm da gây ảnh hưởng không nhỏ tới...

22/07/2021

9142 Lượt xem

8 Phút đọc

Chàm da - Eczema là bệnh lý gì? Bỏ túi kiến thức cần biết...

Chàm da - Eczema là bệnh lý gì? Bỏ túi kiến thức cần biết...

Chàm da là một bệnh lý da mãn tính phổ biến, tái phát dai dẳng và khó điều trị dứt điểm. Hiểu về bệnh lý này có thể giúp bạn nhận biết bệnh, chủ động trong quá ...

22/07/2021

4443 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG