Nội dung chính
  • 1. Tiêm phòng lao bằng vaccin BCG
  • 2. Hóa dự phòng- điều trị dự phòng INH
Nội dung chính
  • 1. Tiêm phòng lao bằng vaccin BCG
  • 2. Hóa dự phòng- điều trị dự phòng INH
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

2 phương pháp bảo vệ cơ thể khỏi bị lây nhiễm lao

Bệnh lao- một trong số bệnh truyền nhiễm gây ảnh hưởng đến một số đối tượng có hệ miễn dịch kém, ví dụ như phụ nữ đang mang thai, người già, trẻ nhỏ, người sống ở trong những môi trường điều kiện vệ sinh kém, bệnh nhân ung thư, loét dạ dày- tá tàng, đái tháo đường… Bệnh cần được dự phòng sớm dựa trên cơ sở thực hiện tốt các biện pháp phòng chống. Dưới đây là 2 phương pháp  bảo vệ cơ thể khỏi bị lây nhiễm lao mà bạn cần biết tới.
Nội dung chính
  • 1. Tiêm phòng lao bằng vaccin BCG
  • 2. Hóa dự phòng- điều trị dự phòng INH

1. Tiêm phòng lao bằng vaccin BCG

Tiêm phòng lao bằng vaccin BCG

- Nguyên lý phòng lao bằng vaccin BCG

Dựa vào hiện tượng Koch năm 1981, những cơ thể đã nhiễm lao thì hình thành đáp ứng miễn dịch chống lao vi khuẩn lao. Đáp ứng miễn dịch này giúp cho cơ thể khu trú và tiêu diệt được vi khuẩn lao, không cho vi khuẩn lao lan tràn khi xâm nhập vào cơ thể lần thứ hai.

- Bản chất của vaccin BCG

Năm 1908 hai bác học người Pháp là Calmette và Guerin đã lấy một chủng vi khuẩn lao bò chứa nhiều độc lực, nuôi cấy sau 231 lần chuyển môi trường trong vòng 13 năm, các tác giả đã tạo ra một chủng vi khuẩn lao có khả năng tạo nên miễn dịch và dị ứng. Nhưng không gây độc cho cơ thể, chủng vi khuẩn này gọi là BCG- Bacillus Calmette Guerin. Vaccin BCG được sử dụng để phòng bệnh lao từ những năm 1921 cho đến nay vẫn là vaccin BCG phòng lao trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 tuổi là một việc làm quan trọng trong Chương trình phòng chống lao Quốc gia, được tiến hành từ 1959-1960. Hiện nay được lồng ghép vào Chương trình tiêm chủng mở rộng toàn quốc.

- Phân loại vaccin BCG

  • Vaccin sống

Dùng phổ biến hiện nay là loại đông khô, ưu điểm là giữ được lâu, tác dụng mạnh, nếu giữ ở điều kiện môi trường và bảo quản tốt có thể giữ 12 tháng, loại này phù hợp với hoàn cảnh nước ta.

  • Vaccin chết

Từ năm 1947-1950 Chouroun và Yamada- Nhật Bản nghiên cứu vaccin BCG chết nhưng hiệu quả ít. Từ 1959-1960 Viện chống lao và Viện vệ sinh dịch tễ nghiên cứu vaccin BCG chết ở 43 độ C, giết trong một tháng mang lại kết quả tốt. Gây được miễn dịch dị ứng như vaccin BCG sống. Nhưng thời gian tồn tại của vaccin BCG chết ngắn, phải tái chủng hàng năm nên rất tốn kém.

Tiêm phòng lao bằng vaccin BCG

- Nguyên tắc chỉ định dùng vaccin BCG

Người chưa bị nhiễm lao khi làm phản ứng Mantoux sẽ âm tính. Ở Việt Nam hiện nay tiêm BCG tập trung chủ yếu ở trẻ sơ sinh và tiêm vét ở trẻ dưới 1 tuổi. Đối với trẻ nhiễm HIV, chưa có triệu chứng lâm sàng, sống ở nơi có nguy cơ mắc lao cao, cần tiêm BCG ngay sau sinh, càng  sớm càng tốt. Nếu mẹ bị nhiễm HIV con có nguy cơ nhiễm lao, tiêm càng sớm càng tốt. Khả năng bảo vệ của BCG giảm dần theo thời gian, vì vậy nếu có điều kiện tiêm nhắc lại ở lứa tuổi học cấp 1, cấp 2, tổ chức tiêm 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng tiêm vét một đợt.

- Chống chỉ định tiêm BCG

Không có chống chỉ định tuyệt đối, chống chỉ định tương đối trong những trường hợp: Trẻ đẻ non thiếu tháng, đang bị nhiễm khuẩn cấp tính, sau một bệnh cấp tính, nhiễm virus cúm, sởi, nhiễm HIV đang bị bệnh lao.

Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám trực tuyến với bác sĩ hoặc gọi đến hotline 19003367 để được hướng dẫn sử dụng ứng dụng!

- Liều lượng và phương pháp

  • Uống gây dị ứng 60%
  • Chủng gây tỷ lệ dị ứng 70-80%
  • Tiêm trong da, mặt ngoài của vai trái: Gây tỷ lệ dị ứng 95%, hiện nay ở Việt Nam và thế giới áp dụng phương pháp này.
  • Liều lượng: Lần đầu 1/10 BCG tương ứng 1.10ml dung dịch. Nếu tiêm nhắc lại 1/20mg BCG tương đương 1/20ml dung dịch.

- Ý nghĩa tác dụng bảo vệ của vaccin BCG

Tiêm vaccin BCG là một phương pháp gây miễn dịch chủ động cho cơ thể.

- Phản ứng bình thường tại nơi tiêm và biến chứng sau tiêm BCG

Thông thường sau tiêm 1-2 ngày

- Tái chủng

Tái chủng hay tiêm nhắc lại phụ thuộc vào đánh giá thời gian tồn tại của miễn dịch sau khi tiêm BCG. Một vaccin tốt bảo quản đúng kỹ thuật, tiêm đúng có thể gây miễn dịch 10-15 năm. Do vậy tái chủng không nhất thiết phải thực hiện.

2. Hóa dự phòng- điều trị dự phòng INH

Hóa dự phòng- điều trị dự phòng INH

  • Dự phòng trước khi bị nhiễm lao

Đối tượng là những trẻ tiếp xúc trực tiếp, thường xuyên với nguồn lây chính, nguồn lây nguy hiểm. Những trẻ có yếu tố thuận lợi, dễ bị nhiễm lao. Trẻ nhiễm HIV hiện tại không mắc lao.

  • Dự phòng sau khi bị nhiễm lao

Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy những trường hợp bị nhiễm lao uống INH trong vòng 6 tháng đến 1 năm liều 5-8 mg/kg/24 giờ đã làm giảm tỷ lệ bị bệnh lao xuống 3-6 lần so với nhóm không được điều trị dự phòng. Đối tượng điều trị dự phòng là trẻ em mới bị nhiễm lao, phản ứng Mantoux dương tính quá mạnh. Ngày nay do nguy cơ nhiễm HIV cao, hóa dự phòng có chỉ định rộng rãi hơn. Theo một số tác giả, nên thực hiện hóa dự phòng trong thời đại HIV cho những đối tượng HIV dương tính có phản ứng Mantoux dương, phản ứng Mantoux dương tính thuộc nhóm có nguy cơ nhiễm HIV cao.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 27/11/2021 - Cập nhật 27/11/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Trẻ đã được tiêm vaccin phòng lao BCG, liệu có nguy cơ cao...

Trẻ đã được tiêm vaccin phòng lao BCG, liệu có nguy cơ cao...

Theo chương trình phòng chống lao quốc gia: vấn đề tiêm phòng lao bằng vaccin BCG luôn là mục tiêu đặt ra và vận động triển khai hàng đầu, đem lại khá hiệu quả ...

28/11/2021

2286 Lượt xem

5 Phút đọc

2 phương pháp bảo vệ cơ thể khỏi bị lây nhiễm lao

2 phương pháp bảo vệ cơ thể khỏi bị lây nhiễm lao

Bệnh lao- một trong số bệnh truyền nhiễm gây ảnh hưởng đến một số đối tượng có hệ miễn dịch kém, ví dụ như phụ nữ đang mang thai, người già, trẻ nhỏ, người...

27/11/2021

424 Lượt xem

4 Phút đọc

Tại sao cần tiêm phòng vaccine BCG cho trẻ nhỏ?

Tại sao cần tiêm phòng vaccine BCG cho trẻ nhỏ?

Trẻ nhỏ là đối tượng có hệ miễn dịch kém phát triển. Chỉ vô tình tiếp xúc thường xuyên với nguồn bệnh lao thì nguy cơ trẻ mắc bệnh là rất cao. Việc cần làm khi ...

29/10/2021

932 Lượt xem

3 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG