Nội dung chính
  • 1. U não
  • 2. Đau đầu sau chấn thương 
  • 3. Đau do mạch máu vùng mặt
  • 4. Đau đầu do căng thẳng
  • 5. Đau đầu migrain
Nội dung chính
  • 1. U não
  • 2. Đau đầu sau chấn thương 
  • 3. Đau do mạch máu vùng mặt
  • 4. Đau đầu do căng thẳng
  • 5. Đau đầu migrain
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

5 nguyên nhân cảnh báo bệnh đau đầu mãn tính

Các đau đầu mạn tính: Thường do rất nhiều nguyên nhân, không chỉ gặp trong các bệnh có tổn thương thần kinh mà còn gặp trong cả các bệnh vùng hàm mặt, nội khoa, toàn thân. Hãy cùng ISOFHCARE tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Nội dung chính
  • 1. U não
  • 2. Đau đầu sau chấn thương 
  • 3. Đau do mạch máu vùng mặt
  • 4. Đau đầu do căng thẳng
  • 5. Đau đầu migrain

1. U não

Thường đau đầu dai dẳng, kéo dài. Đau tăng dần theo thời gian, đau tăng lên khi gắng sức hay thay đổi tư thế, có thể phối hợp với các dấu hiệu thần kinh - khu trú. Tuy nhiên có nhiều trường hợp không điển hình như đã mô tả mà có thể đau kịch phát, trầm trọng gặp trong u não thất do nghẽn lưu thông dịch não tủy, chảy máu trong u.

Chẩn đoán dựa vào chụp cắt lớp vi tính sọ não hoặc cộng hưởng từ não.

2. Đau đầu sau chấn thương 

- Cần chú ý loại trừ máu tụ dưới màng cứng khi thấy đau đầu xuất hiện vài tuần hoặc vài tháng sau chấn thương. Phối hợp với quên, lẫn, liệt nhẹ nửa người một hoặc hai bên hoặc có thể thấy buồn nôn. Chẩn đoán bằng chụp cắt lớp vi tính sọ não phát hiện khối máu tụ. 

- Các trường hợp đau đầu khác (không có tụ máu), sau chấn thương thường không có liên quan tới mức độ trầm trọng của chấn thương, ngoài đau đầu còn có các triệu chứng chủ quan khác như mệt mỏi, chóng mặt, rối loạn giấc ngủ, hồi hộp, lo lắng giảm khả năng tập trung, đôi khi có thay đổi tính cách, khí sắc. Tất cả những triệu chứng này cản trở hoạt động bình thường và gây ảnh hưởng lớn về mặt xã hội, gia đình. 

- Khám lâm sàng và cận lâm sàng bình thường. Thường khó điều trị, thường dùng an thần nhẹ kết hợp nghiệm pháp tâm lý. Bệnh nguyên của hội chứng hay không rõ ràng, thường thấy xảy ra ở những người có sẵn yếu tố tâm lý.

- Các trường hợp đau đầu xảy ra ngay sau một chấn thương trực tiếp hay kín

đáo ở cổ phải nghĩ tới phình tách động mạch cảnh hoặc động mạch đốt sống (thường đau dọc theo đường đi của động mạch cảnh, động mạch đốt sống lan lên đầu). Trong đó hội chứng Claude Bernard - Horner đặc trưng cho phình tách động mạch.

Ngoài ra còn có thể gặp đau đầu migrain sau chấn thương, đau thần kinh sọ não sau chấn thương.

Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám trực tuyến với bác sĩ hoặc gọi đến hotline 19003367 để được hướng dẫn sử dụng ứng dụng!

3. Đau do mạch máu vùng mặt

Hay gặp ở người lớn, trẻ tuổi (khoảng 2/3 số trường hợp gặp ở 10-30 tuổi) gặp ở nam nhiều hơn nữ (6/1), bệnh không có tính gia đình.

Biểu hiện đau đầu cơn cố định ở một bên, thường khởi đầu ở vùng mắt, lan lên trán, thái dương, má và răng hàm trên. Đau tăng lên nhanh sau vài phút, đau dữ dội như cào xé, rát bỏng có thể kèm theo triệu chứng của rối loạn thần kinh tự chủ cùng bên như chảy nước mắt, mắt đỏ, phù mi, chảy nước mũi, mạch chậm, vã mồ hôi, buồn nôn và nôn. Đôi khi có dấu hiệu Claude-Bernard-Horner.

Bệnh hay gặp ở người lớn tuổi.

Bệnh hay gặp ở người lớn tuổi.

Mỗi cơn thường kéo dài từ 15 đến 180 phút nếu không được điều trị. Cơn có thể lặp lại nhiều lần trong ngày (có thể 8 lần/ngày) và xảy ra trong nhiều tuần (2-12 tuân). Giữa các cơn có một khoảng thời gian bình thường trong nhiều tháng (trung bình cứ hai đợt cơn trong một năm và một hoặc hai năm xảy ra một lần). Trong một số trường hợp, thời gian bình thường có thể dài hơn, thậm chí tự khỏi. Tuy nhiên có khoảng 10% tiến triển thành mạn tính với các cơn đau hàng ngày. 

4. Đau đầu do căng thẳng

Còn gọi là đau đầu tâm lý, là một trong những nguyên nhân thường gặp

Đau hàng ngày, kéo dài liên tục hàng tháng, thậm chí hàng năm. Đau tăng lên khi căng thẳng về tâm lý, giảm đi khi được nghỉ ngơi. 

- Triệu chứng:

  • Đau cả hai bên, thường ở vùng cổ, vùng chẩm.
  • Đau được mô tả như cảm giác vướng, đau giống như thật nhưng dù đau thế nào đi nữa thì cũng không ảnh hưởng đến ăn ngủ và sinh hoạt hàng ngày, không nôn hoặc buồn nôn. 
  • Khám thần kinh bình thường.
  • Người bệnh tỏ vẻ lo lắng hay trầm cảm. 

Đau đầu do tâm lý.

Đau đầu do tâm lý.

5. Đau đầu migrain

Hội chứng migrain được mô tả lần đầu tiên bởi Bickerstaff và được coi như một loại đau đầu do mạch máu mà nguyên nhân chưa biết rõ, thường xảy ra từng cơn.

Bệnh gặp nữ nhiều hơn nam với tỷ lệ 2/1, thường xuất hiện ở người trẻ dưới 45 tuổi, có tiền sử gia đình.

Biểu hiện đau nửa đầu dữ dội, mệt mỏi. Cơn thường kéo dài từ vài giờ đến không quá 72 giờ nhưng xảy ra bất kỳ do đó bệnh nhân luôn trong tình trạng lo sợ làm giảm sút nghiêm trọng chất lượng cuộc sống và gia đình.

Cơ chế phức tạp bao gồm mạch máu, thần kinh, thể dịch.

Chẩn đoán: gồm 2 loại chính: 

- Migrain không có aura (migrain chung):

Cơn đau kéo dài 4-72 giờ, ít nhất có 5 cơn. 

Có ít nhất 2 trong số các đặc điểm sau:

  • Đau nửa đầu (có thể lần lượt đổi bên). 
  • Đau với tính chất mạch đập. 
  • Đau vừa hoặc dữ dội. 
  • Đau tăng khi gắng sức: có một trong 2 triệu chứng sau kèm theo trong cơn đau: Nôn hoặc/và buồn nôn. Sợ ánh sáng, sợ tiếng động. 

Biểu hiện đau nửa đầu dữ dội, mệt mỏi.

Biểu hiện đau nửa đầu dữ dội, mệt mỏi.

- Migrain có aura:

Aura là các rối loạn chức năng của vỏ não hoặc dưới vỏ xảy ra nhanh 4 phút trước cơn và tồn tại không quá 60 phút. Bệnh nhân đã có ít nhất 2 cơn đau với ít nhất 3-4 triệu chứng sau:

  • Có trên một aura phục hồi chứng tỏ rối loạn chức năng vỏ não và/hoặc thân não.
  • Có ít nhất một triệu chứng của aura xảy ra tăng dần quá 4 phút hoặc hai triệu chứng aura nối tiếp nhau. 
  • Không một triệu chứng aura nào tồn tại quá 60 phút, nếu có trên một triệu chứng của aura thì thời gian có thể tăng theo tỷ lệ. 
  • Nhức đầu xảy ra sau aura không quá 60 phút, có thể có khoảng thời gian không đau sau aura nhưng không dài quá 60 phút, cũng có thể nhức đầu xảy ra cùng một lúc với aura. Các aura thường gặp là bán manh, rối loạn cảm giác 1/2 người, rối loạn ngôn ngữ, chóng mặt, loạng choạng, mất phối hợp chi, dị cảm biến bò tứ chi và đôi khi cả xung quanh miệng... 

- Một số thể migrain đặc biệt:

Migrain có mất ý thức.

Migrain liệt nửa người gia đình:

  • Các cơn nhức đầu kiểu migrain phối hợp với một hội chứng thiếu sót vận động nửa người tồn tại vài giờ đến vài ngày.
  • Có tính chất gia đình và khám không thấy một nguyên nhân nào khác. 
  • Migrain liệt mắt
  •  Migrain võng mạc: cơn lặp lại nhiều lần với mù một mắt kéo dài dưới một giờ phối hợp với nhức đầu 

- Tiến triển và biến chứng:

Tiến triển thường không có quy luật, có thể tự khỏi, đặc biệt ở thời kỳ mạn kinh (60% các trường hợp). Nhưng cũng có thể dai dẳng suốt đời. 

Biến chứng: 

  • Trạng thái migrain; còn xảy ra kéo dài nhiều tuần gây ra cho người bệnh cảm giác sợ hãi, lo âu. 
  • Nhồi máu migrain: hiếm gặp

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 19/01/2022 - Cập nhật 19/01/2022
5/5 - (1 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Đau đầu cấp tính: Đâu là nguyên nhân hay gặp phải?

Đau đầu cấp tính: Đâu là nguyên nhân hay gặp phải?

Đau đầu là một triệu chứng hay gặp, do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đau đầu có thể là hậu quả của một bệnh toàn thân hoặc tổn thương thực thể ở não và vùng sọ...

19/01/2022

1470 Lượt xem

4 Phút đọc

5 nguyên nhân cảnh báo bệnh đau đầu mãn tính

5 nguyên nhân cảnh báo bệnh đau đầu mãn tính

Các đau đầu mạn tính: Thường do rất nhiều nguyên nhân, không chỉ gặp trong các bệnh có tổn thương thần kinh mà còn gặp trong cả các bệnh vùng hàm mặt, nội...

19/01/2022

860 Lượt xem

6 Phút đọc

6 nguyên nhân gây nên bệnh đau đầu mạn tính

6 nguyên nhân gây nên bệnh đau đầu mạn tính

Đau đầu là một trong những triệu chứng xuất hiện phổ biến nhưng sâu bên trong lại ẩn giấu nhiều dấu hiệu nguy hiểm mà bạn có chắc đã biết đến? Những cơn đau...

19/01/2022

863 Lượt xem

3 Phút đọc

Rối loạn tiền đình: đối tượng mắc bệnh, biến chứng và...

Rối loạn tiền đình: đối tượng mắc bệnh, biến chứng và...

Rối loạn tiền đình là gì?, ai dễ mắc Rối loạn tiền đình, Rối loạn tiền đình gây nên những biến chứng nào?, điều trị Rối loạn tiền đình ra sao?,....Cùng...

02/10/2021

1411 Lượt xem

6 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG