Nội dung chính
  • 1. Tại sao cần chú ý chăm sóc chân cho người mắc đái tháo đường?
  • 2. 10 lưu ý cho người bệnh đái tháo đường cần biết để chăm sóc chân
Nội dung chính
  • 1. Tại sao cần chú ý chăm sóc chân cho người mắc đái tháo đường?
  • 2. 10 lưu ý cho người bệnh đái tháo đường cần biết để chăm sóc chân
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

10 lưu ý khi chăm sóc bàn chân với người bệnh đái tháo đường

Theo Hiệp hội ĐTĐ Hoa Kỳ thì cứ 5 người mắc bệnh ĐTĐ có một người bệnh ĐTĐ phải đến thăm khám về vấn đề chân. Với việc chăm sóc chân hợp lý, những vấn đề sức khỏe trầm trọng nhất kết hợp với bệnh ĐTĐ hoàn toàn có thể phòng được. Cùng ISOFHCARE tìm hiểu thông tin chăm sóc chân khi mắc bệnh ĐTĐ thế nào cho đúng nhé!
Nội dung chính
  • 1. Tại sao cần chú ý chăm sóc chân cho người mắc đái tháo đường?
  • 2. 10 lưu ý cho người bệnh đái tháo đường cần biết để chăm sóc chân

1. Tại sao cần chú ý chăm sóc chân cho người mắc đái tháo đường?

Khi mắc bệnh đái tháo đường (ĐTĐ), chăm sóc chân hợp lý là một việc làm rất quan trọng

Khi mắc bệnh đái tháo đường (ĐTĐ), chăm sóc chân hợp lý là một việc làm rất quan trọng, nếu chăm sóc chân không tốt có thể bị cắt cụt chân hoặc bàn chân. Vì khi bị mắc bệnh ĐTĐ, người bệnh có thể dễ bị tổn thương chân hơn, nguyên do là khi mắc bệnh ĐTĐ đã có thể gây tổn thương thần kinh và làm giảm khả năng lưu thông tuần hoàn máu ở chân. Theo Hiệp hội ĐTĐ Hoa Kỳ thì cứ 5 người mắc bệnh ĐTĐ có một người bệnh ĐTĐ phải đến thăm khám về vấn đề chân. Với việc chăm sóc chân hợp lý, những vấn đề sức khỏe trầm trọng nhất kết hợp với bệnh ĐTĐ hoàn toàn có thể phòng được.

2. 10 lưu ý cho người bệnh đái tháo đường cần biết để chăm sóc chân

a. Kiểm tra chân hàng ngày

Quan sát cẩn thận cả 2 chân hàng ngày và đảm bảo người bệnh thường kiểm tra giữa các ngón chân. Những vết bỏng rộp và nhiễm trùng thường bắt đầu xuất hiện giữa các ngón chân. Người bệnh ĐTĐ vì bị tổn thương thần kinh nên đôi khi người bệnh ĐTĐ không nhận thấy gì mà chỉ nhận biết khi những ngón chân bị nhiễm trùng hoặc sung huyết chảy nước. Nếu chẳng may người bệnh ĐTĐ có những khó khăn về tâm sinh lý thì đề nghị người nhà giúp kiểm tra chân cho người bệnh ĐTĐ.

Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám trực tuyến với bác sĩ hoặc gọi đến hotline 19003367 để được hướng dẫn sử dụng ứng dụng!

b. Rửa chân bằng nước ấm- không dùng nước nóng- nước lã

Người bệnh ĐTĐ rửa chân hàng ngày bằng nước ấm, không phải nước nóng nước lã.

Người bệnh ĐTĐ rửa chân hàng ngày bằng nước ấm, không phải nước nóng nước lã. Người bệnh ĐTĐ không thể kiểm tra nước ấm bằng chân mà phải kiểm tra bằng tay. Tránh ngâm chân quá lâu trong nước, do ngâm chân lâu trong nước làm cho chân no nước vết sẹo khó liền. Phải lau khô chân ngay và nên nhớ rằng lau bằng khăn mềm, lau từ từ lau kỹ giữa tất cả các ngón chân.

c. Luôn đảm bảo giày vừa khít với bàn chân

Đây là việc đáng để người bệnh ĐTĐ đầu tư cho bản thân mình. Ngay cả những sự cọ xát nhỏ nhất hoặc không giày không vừa cũng có thể gây ra những vết phồng rộp có thể chuyển thành những vết lở loét gây nhiễm trùng và không thể lành lại được. Sử dụng những đôi giày vừa khít hơn với bàn chân  hoặc thử sử dụng những loại tất khác ngay khi những dấu hiệu nhỏ nhất của đỏ hoe hoặc kích thích, khi đó bạn có thể không cảm nhận được tình trạng của mình đang diễn biến xấu đi. Trước khi mua hoặc đặt chân vào giày phải thử kiểm tra các đường may thô ráp, các đầu sắc hoặc các vật thể khác có thể làm tổn thương bàn chân bạn.

d. Không được đi chân trần

Phải luôn luôn đi giày hoặc đi dép. Luôn luôn đi tất khi đi giày, với những chất liệu da, nhựa plastics và các loại giày làm từ chất liệu thủ công có thể gây kích ứng da và gây ra phồng rộp. Nếu bạn thích các loại tất ống, tất nylon hoặc tất mỏng bạn có thể thấy rằng những thứ này không bảo vệ được đầy đủ các ngón và gót chân của bạn. Những loại tất giày hơn có thể gây tác động xấu tới chân và gót chân của bạn hoặc chà xát vào các vết chai chân hoặc vết lở loét.

e. Nói chuyện và thỏa luận

Tổn thương thần kinh là không thể phục hồi được. Hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn trong bất kì cơ hội nào cảm giác của các ngón chân, bàn chân và chân của bạn. Hãy thông báo ngày khi bạn cảm thấy đau, đau dây thần kinh, lo lắng bồn chồn, hoặc bất kỳ dấu hiệu bất thường nào – ngay cả khi bạn cho đó là rất bình thường đối với bạn.

f. Giữ chân mềm và khô

Da của có thể bị khô và nứt nẻ do mức độ đường huyết cao, da nứt nẻ tạo điều kiện dễ dàng hơn cho vi khuẩn có thể tiếp xúc vào dưới da và gây nhiễm trùng nặng khó lành. Sử dụng một lượng nhỏ kem dưỡng da mỗi ngày như phải đảm bảo da phải khô thoáng, không dính hoặc nhớt. Cố gắng không bôi kem dưỡng da vào giữa các ngón chân. Cắt móng chân thường xuyên và dũa mịn để tránh móng chân mọc vào trong. Sử dụng đá bọt sau khi tắm để làm mềm các vết chai.

g. Tập các bài tập tập thể dục không tác động

Bơi lội, đi xe đạp, yoga và thái cực quyền là những bài tập rất phổ biến-mà có ít tác động nhất tới bàn chân của bạn. Hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi bắt đầu chương trình tập luyện.

h. Điều trị viêm kẽ, chai sần và khoằm ngón chân

Nếu ngón chân cái của bạn bị nghiêng về phía các ngón còn lại, với một vết sưng lớn trên các khớp của ngón chân bạn, thì bạn đã bị viêm kẽ ngón chân điển hình. Vết chai là những điểm dày, da thô ráp xuất hiện khi vùng da dưới bàn chân phải chịu quá nhiều sự chà xát hoặc áp lực. Khi một ngón chân bị cong xuống dưới so với bàn chân thì gọi là khoằm ngón chân, tình trạng này có thể do cơ của bạn quá yếu gây ra bởi tổn thương thần kinh. Tất cả những tình trạng này khiến cho việc sử dụng giày vừa khít với chân trở nên khó khăn hơn. Bác sĩ chuyên khoa có thể giúp bạn điều trị chăm sóc cho bạn tốt hơn khi gặp tình trạng trên.

i. Xem xét trạng bị dụng cụ chỉnh hình

Bằng việc phối hợp với các dụng cụ chỉnh hình thì bác sỹ chuyên khoa của bạn có thể giúp bạn tìm được những đôi giày vừa khít nếu bạn bị ĐTĐ và đã có tổn thương thần kinh mà làm các cơ của bạn trở nên yếu hơn. Nếu những cơn đau này hoặc tình trạng cơ quá yếu là không thể chịu đựng nổi để bạn có thể đi lại thì một chiếc vòng chân hoặc một đôi giày chỉnh hình có thể giúp được bạn. Những bác sỹ chỉnh hình là nguồn thông tin đáng tin cậy mà bạn có thể tham khảo.

k. Kiểm soát đường máu

Việc kiểm soát đường máu có thể giúp bạn giảm nhẹ các triệu chứng của đau dây thần kinh khi bị mắc ĐTĐ.

Việc kiểm soát đường máu có thể giúp bạn giảm nhẹ các triệu chứng của đau dây thần kinh khi bị mắc ĐTĐ. Tin tốt là kiểm soát đường máu của bạn bằng chế độ ăn, tập luyện và ngay cả khi sử dụng thuốc điều trị không chỉ ngăn ngừa các biến chứng thần kinh mà có thể giảm nhẹ các triệu chứng này.

Bàn chân là cơ sở của sự tự lập của bạn hay ít nhất là nền móng vững chắc của bạn. Hãy để bàn chân được thư giãn với một chút yêu thương hàng ngày. Và bạn hãy chắc chắn rằng bác sỹ của bạn chú ý quan tâm tới tình trạng của bàn chân bạn trong suốt quá trình điều trị bệnh đái tháo đường trong trường hợp mà bạn có quên điều gì đó.

Bạn có thể tham khảo danh sách các bác sĩ khám nội tiết tốt tại Hà Nội, để chủ động đặt lịch trước với cơ sở y tế, để được tiếp đón ưu tiên và nhắc nhở lịch đặt khám.

Nếu trong thời điểm dịch bệnh khó có thể đến trực tiếp tại các cơ sở khám chữa bệnh?  Bạn có thể đặt khám khám trực tuyến bác sĩ nội tiết để được các Bác sĩ tư vấn trực tuyến chuyên khoa Nội tiết sẽ thực hiện khám bệnh qua video call thông qua ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi

Thông qua cuộc gọi video trên ứng dụng (app), bác sĩ có thể xem diễn biến, tình trạng của người bệnh qua quan sát và trao đổi trực tuyến với để đưa ra chẩn đoán ban đầu, định hướng và tư vấn hướng dẫn chăm sóc người bệnh và kê đơn thuốc trực tuyến.

Người bệnh cũng dễ dàng lựa chọn dịch vụ, lựa chọn bác sĩ và xem đơn thuốc. Hoàn toàn chủ động về thời gian đồng thời nhận được sự chăm sóc tận tình của các bác sĩ chuyên khoa uy tín.

Để được bác sĩ thăm khám và tư vấn chính xác nhất, người bệnh nên mô tả chi tiết, đầy đủ triệu chứng đang gặp phải, có thể gửi ảnh kết quả xét nghiệm gần đây nhất cho bác sĩ.

Việc khám bệnh online giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và nâng cao hiệu quả điều trị cho người bệnh.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe.

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 25/09/2021 - Cập nhật 03/03/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Đái tháo đường ở trẻ em - Chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh

Đái tháo đường ở trẻ em - Chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh

Biến chứng của bệnh ĐTĐ phụ thuộc vào type ĐTĐ, sự tuân thủ điều trị và thời gian mắc ĐTĐ. Trẻ tuân thủ điều trị, kiểm soát đường huyết trong ngưỡng thích hợp...

21/10/2021

1179 Lượt xem

5 Phút đọc

Bạn có biết bệnh đái tháo đường có thể sàng lọc và phát...

Bạn có biết bệnh đái tháo đường có thể sàng lọc và phát...

Căn bệnh mang cái tên không xa lạ trong xã hội của chúng ta: Đái tháo đường. Với nguy cơ mắc bệnh đủ mọi lứa tuổi, không phân biệt một ai. Gây đến cho cơ thể...

01/10/2021

1074 Lượt xem

5 Phút đọc

Thay đổi lối sống điều trị và dự phòng các bệnh mãn tính...

Thay đổi lối sống điều trị và dự phòng các bệnh mãn tính...

Bệnh mãn tính là căn bệnh kéo dài với khoảng thời gian từ 3 tháng đến khoảng hơn 1 năm. Bệnh gây những ảnh hưởng không nhỏ đến vật chất và tinh thần của người...

01/10/2021

912 Lượt xem

6 Phút đọc

Làm thế nào để phát hiện sớm bệnh ung thư tuyến giáp?

Làm thế nào để phát hiện sớm bệnh ung thư tuyến giáp?

Tại sao ngày nay tỷ lệ mắc ung thư lại gia tăng? Có phải do sự thay đổi như béo phì, ô nhiễm môi trường, thức ăn nhiều giàu mỡ, công nghiệp phát triển,... dẫn...

30/09/2021

1540 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG